Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2022 - 2023 Ôn thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12 năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Địa lí 12 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Địa lí 12 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Địa lí 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.
Đề cương ôn thi học kì 2 Địa lý 12 năm 2022 - 2023
I. Kiến thức ôn thi học kì 2 Địa lí 12
Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Xác định được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
- Biết được sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế.
Nội dung 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng
- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế ; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính.
Nội dung 3: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Trình bày được đặc điểm và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ của vùng.
- Hiểu và trình bày được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng hiện tại của vùng.
- Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.
Nội dung 4: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ:
- Biết và trình bày được đặc điểm khái quát chung (vị trí địa lí, lãnh thổ, các tỉnh) của Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Hiểu được thực trạng và triển vọng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng; từ đó xác định các phương hướng phát triển của vùng.
Nội dung 5: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng, ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
- Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi gia súc lớn ; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và những vấn đề của vùng, biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
Nội dung 6: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ:
- Biết được những đặc trưng khái quát về vị trí kinh tế của vùng so với cả nước.
- Hiểu và trình bày được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng.
Nội dung 7: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển KT - XH của vùng.
- Nhận thức được tính cấp thiết và các biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế quan trọng của cả nước.
Nội dung 8: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
- Đánh giá được tổng quan về các nguồn lợi biển, đảo của nước ta.
- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
- Trình bày được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
Nội dung 9: Rèn luyện kĩ năng địa lí
- Đọc và phân tích Át lát Địa lí Việt Nam
- Phân tích, nhận xét bảng số liệu thống kê, biểu đồ về một vấn đề kinh tế xã hội.
- Nhận dạng được các biểu đồ thích hợp.
II. Câu hỏi ôn thi học kì 2 Địa lí 12
Câu 1: Căn cứ Atlat trang 23, xác định điểm bắt đầu và kết thúc của quốc lộ 1A thuộc địa phân các tỉnh thành nào?
A. Hà Giang và Cà Mau.
B. Cao Bằng và Cà Mau.
C. Lạng Sơn và Cà Mau.
D. Lào Cai và Cà Mau.
Câu 2: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 18, xác định chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 23, xác định tuyến đường bộ nào có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây đất nước?
A. Đường Hồ Chí Minh.
B. Quốc lộ 1A.
C. Đường số 24.
D. Đường số 20.
Câu 4: Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng?
A. Sử dụng nguồn địa nhiệt.
B. Nhập điện từ nước ngoài.
C. Sử dụng điện nguyên tử.
D. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản
Đơn vị: %
Nhóm tuổi | 1950 | 1970 | 1997 | 2005 |
Dưới 15 tuổi | 35,4 | 23,9 | 15,3 | 13,9 |
Từ 15 – 64 tuổi | 59,6 | 69,0 | 69,0 | 66,9 |
65 tuổi trở lên | 5,0 | 7,1 | 15,7 | 19,2 |
Nhận định nào sau đây không đúng với sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản?
A. Tỉ lệ nhóm từ 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng.
B. Cơ cấu dân số Nhật Bản đang biến động theo hướng già hóa.
C. Tỉ lệ nhóm 65 tuổi trở lên tăng 14,2% trong giai đoạn 1950 – 2005.
D. Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm 5,2 lần trong giai đoạn 1950 – 2005.
Câu 6: Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải làm gì?
A. Đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng.
B. Trồng rừng ven biển.
C. Hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến
D. Khai thác thế mạnh của trung du, đồng bằng và biển.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta là?
A. Hải Phòng – Cửa Lò.
B. Hải Phòng – Đà Nẵng.
C. TP Hồ Chí Minh – Quy Nhơn
D. TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng.
Câu 8: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là:
A. ô nhiễm môi trường.
B. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
C. giảm GDP bình quân đầu người
D. cạn kiệt tài nguyên.
Câu 9: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 24, xác định các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
B. Thái Lan, Hoa Kì, Hàn Quốc
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
D. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
Câu 10: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong tổng dân số?
A. 50,2%
B. 51,2%.
C. 52,2%.
D. 53,2%.
Câu 11: Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do:
A. Sức ép quá lớn của dân số
B. Sản lượng lương thực thấp
C. Điều kiện sản xuất lương thực hạn chế
D. Năng suất trồng lương thực thấp
Câu 12: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm nào?:
A. 2005.
B. 2006.
C. 2007.
D. 2008.
Câu 13: Đô thị nào sau đây ra đời ở thế kỉ XVI – XVIII?
A. Âu Lạc.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Phố Hiến.
Câu 14: Năm 2006, vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Trung du miền núi Bắc Bộ
Câu 15: Các loại rừng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á
A. Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm
B. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt
C. Rừng nhiệt đới và rừng lá kim
D. Rừng xích đạo và rừng cận xích đạo
Câu 16: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 20, xác định năm 2007 hai tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản nước ta là?
A. An Giang và Cần Thơ.
B. An Giang và Đồng Tháp.
C. An Giang và Cà Mau.
D. An Giang và Kiêng Giang.
Câu 17: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do
A. Địa hình núi cao là chủ yếu
B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió
C. Không giáp biển
D. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn
................
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12