Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra học kì 2 Văn 12 (Cấu trúc mới, có đáp án, ma trận)

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 2 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra Ngữ văn 12 Cánh diều học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc đề tự luận gồm 40% đọc hiểu + 60% tập làm văn. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 12 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ………

(Đề này bao gồm 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 – 2025

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

(1) Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định. Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác có được khi xem trận bóng trước màn hình ti vi. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, một sự hưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.

(2) Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó một cảm giác về quyền lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa trừng mắt quát người tài xế xe tải: “Báo công an đi, ông thách đấy!”

[...]

(3) Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” của năm 1945. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một ý thức hệ. Sau 30 năm kinh tế thị trường, công nhân và người nghèo bây giờ đã mất đi ý thức về bản thân như một giai cấp. Họ đơn giản bị kẹt trong cái bẫy nghèo truyền xuống từ thế hệ trước để lại. Họ là sản phẩm của văn hóa nghèo khổ, những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hóa của nghèo khổ năm 1998, “có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp.” Chúng ta, những người đã quen với các đại tự sự cách mạng, ngạc nhiên nhận ra rằng những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Thái Nguyên không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó ở Nghệ An không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền địa phương. Họ phá phách một cách vô phương hướng và vô nghĩa. Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích. [...]

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, tr.10 – tr.13)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (1) của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra câu khẳng định trong đoạn (2). (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, văn bản trên được viết nhằm mục đích gì? (1,0 điểm)

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tương phản đối lập trong đoạn văn sau:“Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” của năm 1945. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một ý thức hệ. Sau 30 năm kinh tế thị trường, công nhân và người nghèo bây giờ đã mất đi ý thức về bản thân như một giai cấp” (1,0 điểm)

Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân” không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai văn bản truyện dưới đây:

Văn bản thứ nhất:

Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: "Ăn rồi. Ăn cơm với thằng Hết rồi". Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút. Ông già ngồi tiếc cái tivi đen trắng, mỗi lần mở phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình. Ông già điếc đát vậy mà mê tivi, cháy rồi thì thôi vậy, chiều chiều chống gậy thả qua nhà hàng xóm coi nhờ.

Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo.

(Trích Hiu hiu gió bấc, Nguyễn Ngọc Tư, In trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2018)

Văn bản thứ hai:

Khi tôi lên mười hai tuổi thì cha mẹ tôi chia tay nhau. Nói cho đúng là mẹ tôi bỏ cha tôi theo một người đàn ông khác về thành phố. Sau đó ít lâu cha tôi đã tìm mẹ tôi nhiều lần. Lần cuối cùng từ thành phố trở về, cha tôi đập phá lung tung. Rồi ông lôi hai chị em tôi ra và nói:

- Mẹ chúng mày đã chết rồi. Từ nay tao cấm chị em mày nhắc tới mẹ. Đứa nào nhắc tới, tao giết.

Đêm ấy, tôi nằm ôm đứa em trai sáu tuổi và lặng lẽ khóc. Em tôi ngồi dậy trong đêm và hỏi:

- Chị ơi! Mẹ chết rồi hở chị?

- Không! - Tôi vội nói - Mẹ không chết. Mẹ đang ở thành phố. Mẹ sẽ về.

Và đêm ấy, cha tôi uống rượu say và khóc. Cũng từ ngày đó, đêm đêm cha tôi uống rượu. Rồi cha tôi say, ngủ ngay trên nền nhà. Tôi không làm sao đưa cha lên giường được. Tôi lấy chăn đắp cho cha và ngồi nhìn cha mà khóc. Những đêm không uống rượu ở nhà, cha tôi mò ra chợ uống rượu. Những đêm như thế, tôi chong đèn chờ cha. Có bữa, cha tôi ngủ lại ở lều chợ. Cũng vào năm đó, tôi phải bỏ học. Suốt ngày tôi lo việc giặt giũ, cơm nước cho cha tôi với đứa em. Cha tôi đi làm cả ngày. Tối về nhà, cha gục mặt ăn vội bữa tối. Hầu như chẳng bao giờ cha nói chuyện với chị em tôi.

(Trích Người Cha, Nguyễn Quang Thiều, in trong tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội nhà văn, 2012)

* Chú thích:

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Truyện ngắn Hiu hiu gió bấc kể về anh Hết, một người đàn ông hiếu thảo, chăm sóc người cha già khó tính lãng tai.

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông không chỉ là nhà thơ nổi tiếng mà còn là nhà văn thành công ở các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký. Truyện ngắn Người Cha kể về một gia đình tan vỡ khi người mẹ bỏ đi, cha chìm trong rượu chè. Con gái lớn phải chăm cha và em, chịu đựng những trận đòn khi ông say.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 12

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 12

..............

Tải file về để xem thêm đầy đủ đáp án, ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 12

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng