Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 năm 2024 - 2025 Đề cương cuối học kì 1 GDĐP 7 (Hà Nội, Vũng Tàu)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 năm 2024 - 2025 bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập Giáo dục địa phương 7 học kì 1 gồm 2 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Giáo dục địa phương lớp 7 học kì 1 mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Đề cương học kì 1 môn GDĐP 7 năm 2024 - 2025

1. Đề cương ôn tập học kì 1 Giáo dục địa phương 7 - Vũng Tàu

-HS ôn tập nội dung thuộc các chủ đề để làm bài tập trắc nghiệm

-Gợi ý một số câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Ở vùng đồi núi thấp, cư dân cổ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu canh tác nông nghiệp theo phương thức nào?

A. Trồng lúa nước
B. Chăn nuôi
C. Săn bắn
D. Đốt rừng làm nương rẫy

Câu 2: Sản phẩm của nghề đan lát có nguyên liệu từ loại cây nào?

A. Bông
B. Tre
C. Mây
D. Đáp án B và C đúng

Câu 3: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có bao nhiêu mùa trong năm?

A. Một mùa
B. Hai mùa
C. Ba mùa
D. Bốn mùa

Câu 4: Trong thời cổ đại, ban đầu cư dân cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổ chức gia đình theo chế độ nào?

A. Mẫu hệ
B. Phụ hệ
C. Cả đáp án A và B đều đúng
D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Cư dân cổ ở vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu có đời sống văn hóa ………………………………………….

A. Độc đáo
B. Đặc sắc
C. Giàu truyền thống
D. Phong phú, độc đáo, thể hiện bản sắc riêng

Câu 6: Tín ngưỡng của cư dân cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có gì đặc biệt?

A. Không có tín ngưỡng
B. Tin có thần và thờ cúng nhiều vị thần
C. Theo đạo Phật
D. Theo đạo Thiên chúa

Câu 7: Nguồn lương thực chủ yếu của cư dân cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?

A. Ngô
B. Khoai
C. Sắn
D. Lúa gạo, lúa nếp

Câu 8: Cư dân cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cư trú ở đâu?

A. Hang đá
B. Nhà tranh
C. Nhà đất
D. Nhà sàn

Câu 9: Từ thế kỉ X đến XVI, BRVT là vùng đất chưa phát triển nguyên nhân do:

A. Nguồn nhân lựu ít B. Công cụ sản xuất thô sơ
C. Kỉ thuật canh tác lạc hâu
D. Cả A, B, C

Câu 10: Các dân tộc cổ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thường tập trung sống ở đâu?

A. Vùng đồi núi thấp, cạnh sông suối
B. Vùng đất cát
C. Vùng ngập mặn
D. Vùng đồng bằng ven biển

Câu 11: Cộng đồng cư dân cổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tập quán sinh sống và sản xuất nào?

A. Định canh định cư
B. Du canh du cư
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai

Câu 12: Hàng năm, cư dân cổ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường tổ chức các lễ hội nào?

A. Lễ hội cúng thần biển
B. Lễ hội cúng thần lúa và thần rừng
C. Lễ hội cúng thần sông
D. Lễ hội cúng thần mưa

Câu 13: Hiện nay, lễ hội nào đang tồn tại và được tổ chức hàng năm tại thành phố Vũng Tàu?

A. Lễ hội Dinh Cô
B. Lễ hội cầu an
C. Lễ hội Nghinh Ông
D. Lễ hội Nhan Lúa – Thần Nông

......................

2. Đề cương ôn tập học kì 1 Giáo dục địa phương 7 - Hà Nội

I/ Nội dung ôn tập:

- Chủ đề 1: Lịch sử Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Chủ đề 2: Sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Chủ đề 3: Vị trí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội

II/ Hình thức: Tự luận kết hợp trắc nghiệm

1/ Trắc nghiệm: 5 điểm ( 10 câu trắc nghiệm)

2/ Tự luận: 5 điểm

III/ Một số câu hỏi gợi ý: HS ôn tập lại kiến thức các bài đã học để hoàn thành bài kiểm tra?

A/ Trắc nghiệm:

Câu 1: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Em hãy cho biết tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?

A. 1009
B. 1010
C. 1011
D. 1012

Câu 2: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?

A. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
C. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Trên cơ sở thành Đại La, Lý công Uẩn xây dựng một kinh thành mới. Kinh thành được giới hạn bằng 3 con sông. Em hãy cho biết đó là những con sông nào?

A. Phía Đông là Sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô Lịch, phía Nam là sông Kim Ngưu.
B. Phía Đông là Sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Kim Ngưu, phía Nam là sông Đuống.
C. Phía Đông là Sông Đáy , phía Bắc và phía Tây là sông Nhuệ, phía Nam là sông Kim Ngưu.
D. Phía Đông là Sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô Lịch, phía Nam là sông Đuống.

Câu 4: Trường Đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt có tên gọi là gì?

A. Đại học Quốc Gia
B. Quốc Tử Giám
C. Đại học Đông Đô
D. Tử Cấm Thành

Câu 5: Chùa Một Cột được xây dựng năm nào?

A. 1047
B. 1048
C. 1049
D. 1050

Câu 6: Chùa Một Cột còn có tên gọi nào khác sau đây?

A. Chùa Láng
B. Chùa Trầm
C. Chùa Hà
D. Chùa Diên Hựu

Câu 7: Trần Cảnh lên ngôi vua năm bao nhiêu?

A. 1226
B. 1227
C. 1228
D. 1229

Câu 8: Năm 1230 Kinh thành Thăng Long dưới thời Trần có bao nhiêu phường ?

A. 60 phường
B. 61 phường
C. 62 phường
D. 63 phường

Câu 9: Trong vòng 30 năm (1258-1288), quân xâm lược Mông-Nguyên đã mấy lần xâm lược Đại Việt?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10: Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, nhân dân Thăng Long dưới thời Trần có đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tiêu biểu là cùng vua tôi nhà Trần thực hiện kế sách gì?

A. Đánh cỏ động rắn
B. Dương đông kích tây
C. Bế quan tỏa cảng
D. Vườn không nhà trống

Câu 11: Khoa thi nho học đầu tiên được tổ chức dưới thời Trần vào năm nào?

A. 1232
B. 1233
C. 1234
D. 1235

Câu 12: Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh nào?

A. Thái Nguyên-Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam-Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh-Bắc Giang-Hưng Yên ở phía Đông; Hòa Bình-Phú Thọ ở phía Tây.
B. Thái Nguyên-Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Sài Gòn-Phú Quốc ở phía Nam; Bắc Ninh-Bắc Giang-Hưng Yên ở phía Đông; Hòa Bình-Phú Thọ ở phía Tây.
C. Hà Giang-Lạng Sơn ở phía Bắc; Hà Nam-Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh-Bắc Giang-Hưng Yên ở phía Đông; Hòa Bình-Phú Thọ ở phía Tây.
D. Thái Nguyên-Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam-Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh-Bắc Giang-Hưng Yên ở phía Đông; Thanh Hóa-Nghệ An ở phía Tây.

Câu 13: Hà Nội hiện nay có bao nhiêu đơn vị hành chính?

A. 26
B. 27
C. 29
D. 30

Câu 14: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu vùng Bắc Bộ với đặc điểm là gì?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hạ nóng, mưa ít, mùa đông lạnh, mưa nhiều.
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hạ mát, mưa nhiều, mùa đông rét, mưa ít.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít.
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hạ nóng, không mưa, mùa đông lạnh, mưa nhiều.

Câu 15: Nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, hồ nào gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ?

A. Hồ Hoàn Kiếm.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Hồ Trúc Bạch
D. Hồ Bảy Mẫu

Câu 16: Hà Nội có bao nhiêu Quận, Huyện, Thị xã?

A. 12 Quận, 17 Huyện, 2 Thị xã
B. 12 Quận, 17 Huyện, 1 Thị xã
C. 17 Quận, 12 Huyện, 1 Thị xã
D. 12 Quận, 17 Huyện, 3 Thị xã

Câu 17: Trường THCS Cự Khối nơi em học tập thuộc đơn vị hành chính nào của Hà Nội?

A. Quận Hoàng Mai
B. Quận Hai Bà Trưng
C. Quận Long Biên.
D. Quận Thanh xuân

Câu 18: Phường Cự Khối được thành lập năm bao nhiêu?

A. 2000
B. 2001
C. 2002
D. 2003

Câu 19: Em hãy cho biết vị trí địa lí phường Cự Khối?

A. Phường Cự Khối nằm dọc phía Bắc tả ngạn sông Hồng, phía Đông giáp xã Đông Dư - Huyện Gia Lâm, phía Tây giáp phường Long Biên, phía nam giáp sông Hồng, phía Bắc giáp các phường Thạch Bàn và Long Biên
B. Phường Cự Khối nằm dọc phía Bắc tả ngạn sông Hồng, phía Đông giáp xã Đông Dư - Huyện Gia Lâm, phía Tây giáp phường Long Biên, phía nam giáp sông Hồng, phía Bắc giáp các phường Việt Hưng và Gia Quất
C. Phường Cự Khối nằm dọc phía Bắc tả ngạn sông Hồng, phía Đông giáp thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm, phía Tây giáp phường Long Biên, phía nam giáp sông Hồng, phía Bắc giáp các phường Việt Hưng và Gia Quất
D. Phường Cự Khối nằm dọc phía Bắc tả ngạn sông Bạch Đằng, phía Đông giáp xã Đông Dư - Huyện Gia Lâm, phía Tây giáp phường Long Biên, phía nam giáp sông Hồng, phía Bắc giáp các phường Việt Hưng và Gia Quất

Câu 20: Kể tên một số Đình, Chùa trên địa bàn phường Cự Khối?

A. Đình Thổ Khối
B. Đình Xuân Đỗ Hạ
C. Đình Xuân Đỗ Thượng
D. Cả 3 đáp án trên

B/ Tự luận:

Câu 1: Kinh thành Thăng Long dưới thời Trần có những thay đổi như thế nào?

Câu 2: Giới thiệu một di tích lịch sử thuộc quận, huyện nơi em học tập và sinh sống.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm