Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (5 mẫu) Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

TOP 5 Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn về sự khốc liệt và những đau thương, mất mát mà chiến tranh để lại được phản ánh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Ông Sáu

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu sâu sắc hơn về nhân vật ông Sáu, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu ngắn gọn

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lược ngà" và nhân vật ông Sáu.

2. Thân bài:

a) Ông Sáu là người lính dũng cảm:

  • Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa tròn một tuổi.
  • Trong những năm chiến đấu ông đã có một vết thẹo trên mặt -> Minh chứng của chiến tranh và dấu vết của lòng can đảm.
  • Tuy rất muốn ở cùng con thêm vài ngày nhưng ông vẫn quay lại chiến trường đúng thời gian quy định.

b) Ông Sáu là người cha rất yêu thương con:

- Khi nhìn thấy con: Ông Sáu háo hức, mong chờ được đến ôm con nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến ông đau đớn, thất vọng.

- Trong những ngày ở nhà:

  • Tuy ông Sáu rất cố gắng để được gần gũi con nhưng bé Thu luôn từ chối khiến ông bất lực, không biết nên làm thế nào.
  • Trong bữa cơm, ông Sáu gắp miếng trứng cá cho con, con bé liền hất đi. Không kiểm soát được cơn giận, ông liền đánh con.

- Trong buổi chia li: Ông Sáu bất ngờ, xúc động, không nén nổi xúc động vì tình cảm con gái dành cho mình.

- Khi ở chiến trường:

  • Ông Sáu rất ân hận vì đã lỡ tay đánh con.
  • Tự tay làm chiếc lược ngà để tặng con.
  • Dồn hết tình cảm thương nhớ con của mình vào chiếc lược ngà.

=> Ông Sáu là một nhân vật cực kì yêu thương con gái của mình

b) Nghệ thuật:

  • Xây dựng nhân vật: Nhân vật có rất ít lời thoại nhưng những hành động, biểu cảm, suy nghĩ của nhân vật được tác giả miêu tả rất rõ nét nhằm khắc họa tâm lí nhân vật.
  • Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, quen thuộc khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại về nhân vật ông Sáu.

Dàn ý phân tích ông Sáu hay nhất

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”:

  • Truyện được viết năm 1966 trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình phụ tử trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt. Gửi gắm thông điệp phê phán chiến tranh.

- Giới thiệu về nhân vật ông Sáu: Người cha bình dị nhưng lại yêu con bằng thứ tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh, xuất thân của ông Sáu

  • Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946.
  • Tham gia chiến đấu khi con gái là bé Thu chưa được một tuổi, lúc con chạc tuổi mới được nghỉ về thăm quê ba ngày.

b. Tình cảm ông dành cho bé Thu

- Trong những ngày phép về thăm quê:

  • Hành động nôn nóng được gặp đứa con gái mà mình bấy lâu thương nhớ: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
  • Bất ngờ, bàng hoàng, trạng thái sững sờ khi con bỏ chạy: Mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

=> Đang xúc động vì thời khắc được gặp lại đứa con mà bấy lâu mình vẫn luôn thương nhớ, ông sững sờ vì tất cả những gì nhận được là sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu. Tâm trạng ông từ trông chờ trở nên bàng hoàng đến đau đớn.

- Những lúc ở bên con:

  • Ông Sáu dùng những ngày phép chỉ để ở bên con, ông trông chờ một tiếng “ba” thốt lên từ đứa con cách xa mình bấy nhiêu năm trời nhưng tất cả những gì ông nhận lại được là đứa con gái nhất quyết không nhận mình là ba.
  • Ông giả vờ không nghe khi con bé nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, ngay cả việc gắp thức ăn cho con là cả một quá trình nỗ lực, cân nhắc.
  • Thế nhưng dù ông có làm cái nào, từ cương đến nhu, bé Thu vẫn nhất nhất không chấp nhận ông là ba. Cảm xúc chất chứa dồn nén đau đớn đến tột cùng, ông đánh con.

- Thời khắc chia ly:

  • Bé Thu đến thời khắc này vẫn cương quyết không nhận ông.
  • Lúc sắp đi, ông nhìn nó với ánh mắt trìu mến pha lẫn với những buồn rầu, bất lực đan xen.
  • Khi con gái gọi ông một tiếng “ba” và ôm chặt lấy ông, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau đi dòng nước mắt chất đầy cảm xúc.
  • Ôm hôn nhẹ lên tóc con như một lời từ biệt.

=> Vượt qua thách thức của chiến tranh, vượt qua cả sự bào mòn của thời gian, tình phụ tử vẫn vượt lên trên tất cả. Con người rồi vẫn sẽ sống thật với cảm xúc của mình, vẫn chấp nhận và yêu thương người thân bất chấp sự điêu tàn của thời gian.

- Những ngày ông Sáu ở căn cứ

  • Nỗi nhớ con da diết hòa quyện với những ân hận vì đã đánh con.
  • Những ngày ở căn cứ, ông tìm cho bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
  • Tỉ mỉ từng ngày làm chiếc lược, mỗi khi nhớ con lại mang ra ngắm, cài lược lên tóc.
  • Ông hy sinh khi chưa kịp tặng con chiếc lược ngà. Những giây phút cuối đời ông vẫn chỉ nhớ đến đứa con, ông trao chiếc lược cho đồng đội.

=> Tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Chiếc lược là sự kết tinh tình cảm, nỗi nhớ nhung cũng như những ân hận của ông, từng chi tiết trên cây lược đều là tình cảm mà ông tỉ mẩn khắc vào. Chiếc lược cũng là tình yêu của ông dành cho con, dẫu ông không còn nhưng tình yêu vẫn còn sống mãi.

3. Kết bài

  • Nhận xét lại nhân vật ông Sáu.
  • Khẳng định lối viết văn tài ba của Nguyễn Quang Sáng, chân chất, thật thà, đậm chất Nam Bộ nhưng tình cảm sâu sắc.

Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông Sáu là một trong những nhân vật được nhà văn gửi gắm vào đó rất nhiều tâm tư, tình cảm của mình.

II. Thân bài:

  • Ông Sáu là một người cha yêu thương con vô bờ bến.
  • Ông anh dũng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.
  • Bảy năm ròng rã ngoài chiến trường đã dấy lên trong ông khao khát được gặp lại vợ con, được nghe con gọi một tiếng “ba”.
  • Bé Thu – con gái bé bỏng của ông lại tỏ ra xa lánh, ngờ vực ông, nó nhất quyết không chịu gọi một tiếng “ba”.
  • Trở về chiến trường, nhớ lại lời hứa với bé Thu, ông Sáu đã ngày ngày làm tặng con gái một chiếc lược ngà xinh xắn.
  • Ông Sáu cũng chính là nhân vật đại diện cho biết bao thế hệ cha anh thời đó. Họ vì tình yêu quê hương đất nước mà sẵn sàng lên đường ra đi bảo vệ Tổ quốc
  • Câu chuyện còn là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao người dân vô tội.
  • “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông Sáu là một trong những nhân vật được nhà văn gửi gắm vào đó rất nhiều tâm tư, tình cảm của mình.

III. Kết bài:

  • Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

Lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
  • Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

II. Thân bài

* Phân tích hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà:

1. Tâm trạng của ông Sáu

  • Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết
  • Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.
  • Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.
  • Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ
  • Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
  • Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.

=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.

2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

  • Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến
  • Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người
  • Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình
  • Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.

3. Nghệ thuật

  • Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để từ đó bộc lộ nội tâm nhân vật.
  • Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình, miêu tả tâm lý sâu sắc, chân thực.

III. Kết bài

  • Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
  • Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
  • Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.

Dàn ý phân tích ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, nhân vật ông Sáu.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh nhân vật:

  • Tham gia kháng chiến từ khi bé Thu còn chưa đầy một tuổi.
  • Đi biền biệt suốt 7, 8 năm trời, không thể về thăm đứa con. Đến khi được về thăm nhà, thăm con thì đứa bé lại không nhận cha.

b. Tình thương yêu con sâu sắc và bi kịch bị chối bỏ:

- Vội vàng, trông ngóng để gặp con.

- Quá xúc động và nhớ con, chất giọng run run cùng khuôn mặt với vết sẹo đỏ bừng giật giật theo từng cơn xúc động.

- Phản ứng của bé Thu: "giật mình tròn mắt nhìn", "ngơ ngác, lạ lùng", tái mặt, chạy vụt đi vừa chạy vừa kêu thét lên đầy sợ hãi "Má! Má!".

→ Điều đó khiến ông đau đớn, chua xót không thôi, "mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy", bất lực, thất vọng đến cùng cực của một người cha bị từ chối phũ phàng, đau đớn.

- Trong những ngày nghỉ phép, ông vẫn luôn tìm mọi cách để gần gũi con bé "suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, cứ ở bên cạnh vỗ về con bé":

  • Bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu là ba, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu.
  • Hất tung cái trứng cá trong bát khi được ông Sáu gắp cho.

- Hối hận, day dứt vì đánh con trong lúc nóng giận.

c. Bi kịch phải chịu chia cắt thêm một lần nữa và nỗi ân hận suốt đời:

- Ngày lên đường trở về căn cứ ông chỉ lặng nhìn con bé "với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" cùng lời từ biệt "Thôi ba đi nghe con!".

- Tiếng "Ba...a...a...ba!" như xé nát không gian, xé vào tâm can mọi người, bé Thu chạy đến nhào vào lòng ông Sáu, ôm chặt lấy cổ ông, vừa nói vừa khóc "Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!".

=> Hạnh phúc đã mỉm cười với ông Sáu, lén lau nước mắt rồi hôn lên tóc con bé một cách đầy trân trọng và yêu thương.

- Hóa ra, sau khi biết được căn nguyên của vết sẹo trên mặt ông Sáu là do bị thương trong khi chiến đấu, Thu mới vỡ lẽ, quay trở về nhận ba.

- Ở chiến trường, ông Sáu đã làm chiếc lược ngà bằng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ dành cho con.

- Trước khi hi sinh nhờ người đồng đội thay mình đưa cho bé Thu chiếc lược.

3. Kết bài:

  • Nêu cảm nhận về tác phẩm và nhân vật ông Sáu.
Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 13.025
  • Dung lượng: 232 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan