Chiến thuật làm bài thi Trắc nghiệm môn Lịch sử đạt điểm cao Kinh nghiệm làm bài thi Lịch sử đạt điểm cao

Kinh nghiệm làm bài thi Lịch sử đạt điểm cao giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều chiến thuật ôn luyện để có sự chuẩn bị và ôn tập tốt nhất trước khi chính thức bước vào kì thi THPT Quốc gia chính thức.

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử gồm 40 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài trong 50 phút. Tất cả câu hỏi sẽ dàn trải tất cả kiến thức trong sách giáo khoa, bao gồm lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Vậy dưới đây là những mẹo, chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử giúp bạn tự tin lựa chọn được phương án đúng.

1. Kỹ năng cần ôn luyện khi làm bài thi

Từ các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, có thể thấy kiến thức trong đề thi trắc nghiệm rải đều các phần, các chương của chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 hiện hành. Số lượng kiến thức của phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%.

Phần thứ nhất, gồm 24 câu đầu, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản ở mức "nhận biết" và "thông hiểu" chiếm khoảng 60% tổng số câu trong đề thi.

Phần thứ hai, gồm 16 câu còn lại là những câu hỏi có tính phân loại, đòi hỏi khả năng "vận dụng" và "vận dụng cao" phục vụ cho việc xét tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng.

Những câu vận dụng cao chỉ chiếm tỷ trọng 10% (4 câu), tương đương 1/10 điểm. Như vậy, một học sinh khá có thể đạt được điểm tối đa là 9/10. Một điểm còn lại sẽ dành cho học sinh giỏi.

Vì vậy, thí sinh cần trang bị cho mình những phương pháp, kỹ năng ôn luyện phù hợp, tránh tình trạng ‘học tủ’ một cách bài bản.

2. Vận dụng công thức 5W Và 2H

Theo thầy Nguyễn Mạnh Hưởng, với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh nên vận dụng công thức 5W và 2H, không phải thuộc lòng quá nhiều mà quan trọng là phải tư duy, hiểu rõ bản chất của từng mốc lịch sử.

Chiến thuật làm bài thi Lịch sử đạt điểm số cao

Theo đó, thí sinh sẽ trả lời lần lượt:

  • What – Sự kiện lịch sử gì đã diễn ra?,
  • When – Diễn ra khi nào?,
  • Where – Diễn ra ở đâu?,
  • Who – Gắn liền với nhân vật lịch sử nào?,
  • Why – Vì sao lại xảy ra?,
  • How: Thực hiện mục tiêu như thế nào?
  • How much: Tốn bao nhiêu thời gian/chi phí?

Theo phương pháp này, học sinh sẽ nắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử.

Trong quá trình ôn tập, học sinh phải chỉ ra đâu là những ý lớn, đâu là chi tiết, minh họa, phải biết tóm tắt bài học và diễn đạt sơ đồ ý, dàn ý của từng bài. Đó cũng là cách để hệ thống kiến thức, chỗ nào quên thì mở sách xem lại nhằm rèn luyện khả năng làm chủ thời gian, khả năng diễn đạt nội dung, văn phong trong bài thi.

Chỉ có 50 phút để làm bài thi, học sinh không nên để mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi nào đó, vì thời gian trung bình mỗi câu chỉ khoảng 1,25 phút. Không cần làm theo thứ tự câu hỏi, với những câu dễ thí sinh hãy làm trước, khoảng thời gian còn lại sẽ ‘chiến đấu’ với những câu khó sau.

3. Lập sơ đồ tư duy kết hợp với từ khóa

Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên học sinh phải hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Học sinh làm "sơ đồ tư duy" dựa trên nguyên lý từ "cây" đến "cành" đến "nhánh", từ ý lớn sang ý bé. Nhờ đó, các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện.

Tiếp theo, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm "từ khóa", có thể lấy bút chì khoanh tròn "từ khóa" đó để lựa chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem như cách giúp học sinh giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

Nếu thí sinh không nhớ chính xác phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu "phủ xanh đất trống" một cách may rủi mà cần dùng phương pháp loại trừ.

Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, học sinh hãy thử tìm phương án sai cũng là cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Đặc biệt, với thi trắc nghiệm sẽ có những đáp án gây nhiễu, đáp án khá giống nhau, vậy nên học sinh phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu rõ, kết nối các sự kiện với nhau rồi phân tích câu trả lời và chọn ra đáp án đúng.

4. Xác định từ khóa của câu hỏi

Nếu đối với hình thức thi tự luận bạn phải tập trình bày thành đoạn văn có mở kết rõ ràng, lí giải hợp lí và trình bày chuỗi sự kiện một cách khoa học nhất thì với 40 câu trắc nghiệm này bạn có thể áp dụng cách đơn giản hơn chính là "dựa vào thói quen". Nếu bạn chăm chỉ luyện đề rất có thể sẽ gặp phải câu hỏi biết chắc đáp án vì đã làm rất nhiều lần do các mốc sự kiện chỉ có nhiêu đó thôi mà không thể biến đổi được đâu, chỉ khác hình thức hỏi thôi.

Để tránh tình trạng bị đánh lừa vì câu hỏi bị biến thể thì bạn cần xác định từ khóa trong câu hỏi một cách thật chính xác, xem mình phải trả lời điều gì như vậy mới không bị mất điểm đáng tiếc. Hãy tập cho mình thói quen gạch chân dưới từ hỏi, nội dung, thời gian hỏi, sự kiện được hỏi sau đó tìm câu trả lời cho những từ được gạch chân.

Note: Rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

5. Nắm vững bí quyết làm bài thi để đạt điểm cao

-Thứ nhất, dễ làm trước – khó làm sau:

Các em cần rèn kỹ năng phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự hay số thứ tự của câu hỏi. Câu hỏi nào cảm thấy đơn giản, em hãy làm trước để tiết kiệm thời gian.

-Thứ 2, tìm ra “từ khóa” của câu hỏi:

Hãy xác định “từ khóa” (điểm nhấn) của các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử có đáp án. Từ đó, em sẽ có thể giải quyết câu hỏi một cách nhanh chóng mà không bị lạc đề hay nhầm lẫn kiến thức.

- Thứ 3, dùng phương pháp loại trừ:

Trong trường hợp em không nhớ chính xác hoặc không chắc chắn về đáp án thì hãy thật bình tĩnh, đừng hoang mang! Thay vì chỉ nghĩ đến phương án đúng, em hãy thử tìm ra phương án sai và cố gắng loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Nếu đến cuối cùng vẫn không thể loại trừ hết các đáp án sai thì em hãy phỏng đoán để chọn ra phương án khả thi và có độ tin cậy hơn so với các đáp án còn lại.

Xem thêm: Mách bạn bí kíp làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử đạt điểm cao

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 221
  • Lượt xem: 4.211
  • Dung lượng: 112,3 KB
Tìm thêm: Lịch sử 12
Sắp xếp theo