Các dạng bài tập về Nitơ - Photpho Bài tập về Nitơ Hóa 11

Bài tập về Nitơ - Photpho là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 11 chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Hóa 11. Tài liệu thể hiện chi tiết các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Bài tập về Nitơ được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao.

Các dạng bài tập về Nitơ - Photpho

Dạng 1: Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ

Phương pháp

Lựa chọn những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng (sự biến đổi màu, mùi, kết tủa, sủi bọt khí…) để nhận biết.

STT

Chất cần
nhận biết

Thuốc thử

Hiện tượng xảy ra và phản ứng

1.

NH3 (khí)

Quỳ tím ẩm

Quỳ tím ẩm hoá xanh

2.

NH4+

Dung dịch kiềm
(có hơ nhẹ)

Giải phóng khí có mùi khai: NH4+ + OH- → NH3 + H2O

3.

HNO3

Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO

+ 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2

4.

NO3-

H2SO4, Cu

Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí:

3Cu + 8H+ + 2NO3- →3Cu2+ + 2NO

+ 4H2O và 2NO + O2 → 2NO2

5.

PO43-

Dung dịch AgNO3

Tạo kết tủa màu vàng

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4

Ví dụ 1: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.

Giải

Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử

Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu)

Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2

2Al + 3HgCl2 → 3Hg + 2AlCl3

Có bọt khí bay ra và có kết tủa, kết tủa tan ra là NaOH

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Có bọt khí bay ra là HCl

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Còn lại là NaNO3

Ví dụ 2 : Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau : NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Giải

Dùng Ba(OH)2 để nhận biết. Tóm tắt theo bảng sau :

NH4NO3

NaHCO3

(NH4)2SO4

FeCl2

FeCl3

Ba(OH)2

NH3↑ mùi khai

↓trắng BaCO3

NH3↑ mùi khai, ↓trắng BaSO4

↓trắng, hơi xanh Fe(OH)2

↓nâu Fe(OH)3

Ví dụ 3: Mỗi cốc chứa một trong các chất sau: Pb(NO3)2, Na2S2O3, MnCl2 NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4. Ca3(PO4) và MgSO4. Dùng nước, dung dịch NaOH, dung dịch HCl để nhận biết mỗi chất trên.

Giải

Cho nước vào các mẫu thử, tất cả đều tan, chỉ có mẫu thử chứa Ca3(PO4)2 không tan.

Cho từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử chứa các hoá chất trên có những hiện tượng xảy ra như sau:

Chỉ có hai mẫu thử cho khí NH3 mùi khai là NH4Cl và (NH4)2CO3.

NH4Cl + NaOH → NH3↑+ H2O + NaCl
(NH4)2CO3 + NaOH → 2NH3↑ + 2H2O + Na2CO3

Để nhận biết hai muối này ta cho tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử nào cho khí bay lên là (NH4)2CO3, còn mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là NH4Cl.

Có bốn mẫu thử cho kết tủa trắng Zn(OH)2, Mg(OH)2, Pb(OH)2 và Mn(OH)2, nếu tiếp tục cho NaOH và Zn(OH)2 và Pb(OH)2 tan còn Mg(OH)2 không tan, như vậy ta biết được cốc chứa MgSO4:

ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↑ + Na2SO4

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↑ + Na2SO4

Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2 ­ + 2NaNO3

Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O

MnCl2 + 2NaOH → Mn(OH)2 + 2NaCl

Để nhận biết Pb(NO3)2 với ZnSO4 ta cho dung dịch HCl vào hai mẫu thử, mẫu thử nào cho kết tủa màu trắng là Pb(NO3)2, còn mẫu thử không tác dụng là ZnSO4.

Pb(NO3)2 + 2HCl → PbCl2↓ + 2HNO3

Mn(OH)2 không bền, dễ bị oxi hoá thành Mn(OH)4 màu nâu còn Mg(OH)2 không bị oxi hoá.

2Mn(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 2Mn(OH)4

Mẫu cuối cùng còn lại là Na2S2O3

Có thể cho dung dịch HCl vào mẫu thử còn lại này, có kết tủa màu vàng và có khí mùi hắc (SO2):

Na2S2O3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + S↓+ H2O

Dạng 3: Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử của những phản ứng có sự tham gia của HNO3 hoặc NO3- theo phương pháp thăng bằng ion – electron

Phương pháp

Cân bằng phản ứng oix hoá - khử theo phương pháp thăng bằng ion – electron cũng phải đảm bảo nguyên tắc: tổng electron mà chất khử cho bằng tổng electron mà chất oxi hoá nhận (như ở phương pháp thăng bằng electron).Chỉ khác là chất oxi hoá, chất khử viết dưới dạng ion.

Cần nhớ: Chất kết tủa (không tan), chất khí (chất dễ bay hơi), chất ít điện li (H2O) phải để dạng phân tử.

Tuỳ theo môi trường phản ứng là axit, bazơ hoặc trung tính mà sau khi xác định nhường, nhận electron ta phải cân bằng thêm điện tích hai vế.

Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit, ta thêm H+ vào vế nào dư oxi, vế còn lại thêm H2O.

Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ, ta thêm OH- vào vế nào thiếu oxi, vế còn lại thêm H2O.

Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường nước thì nếu tạo axit ta cân bằng như môi trường axit, nếu tạo bazơ ta cân bằng như môi trường bazơ.

Nhân hệ số cho hai quá trình nhường và nhận electron sao cho: số electron nhường ra của chất khử bằng số electron nhận vào của chất oxi hoá.

Kiểm tra số nguyên tố ở hai vế theo thứ tự: kim loại →  phi kim→  hiđro và oxi.

................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bài tập về Nitơ - Photpho

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 3.901
  • Lượt xem: 21.242
  • Dung lượng: 458,9 KB
Sắp xếp theo