Hóa 11 Bài 9: Ôn tập chương 2 Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 56

Giải Bài 9 Hóa 11 Kết nối tri thức giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải 8 câu hỏi trang 56 bài Ôn tập chương 2 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hóa 11 Bài 9 Kết nối tri thức được biên soạn chính xác, chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ được kiến thức về Nitrogen – sulfur. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Hóa 11 Bài 9 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.

Giải Hóa 11 Bài 9 trang 56

Câu 1

Phân tử nitrogen có cấu tạo là

A. N═N.

B. N☰N.

C. N─N.

D. N→N

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Câu 2

Phân tử ammonia có dạng hình học nào sau đây?

A. Chóp tam giác.

B. Chữ T.

C. Chóp tứ giác.

D. Tam giác đều.

Gợi ý đáp án

Đáp án A. Chóp tam giác.

Câu 3

Ammonia đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. H2O.

B. HCI.

C. H3PO4.

D. O2 (Pt, t°).

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

4NH3 + 5O2 (Pt, t°) → 4NO + 6H2O

Câu 4

Khi so sánh phân tử ammonia với ion ammonium, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Đều chứa liên kết ion.

B. Đều có tính acid yếu trong nước.

C. Đều có tính base yếu trong nước.

D. Đều chứa nguyên tử N có số oxi hoá là -3.

Gợi ý đáp án

Đáp án D.

Câu 5

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. NaOH.

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Câu 6

Cho chất rắn nào sau đây vào dung dịch H2SO4 đặc thì xảy ra phản ứng oxi hoá - khử?

A. KBr.

B. NaCl.

C. CaF2.

D. CaCO3.

Gợi ý đáp án

Đáp án A.

2KBr + 2H2O → K2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

Câu 7

Khi pha loãng dung dịch sulfuric cần tuân thủ thao tác nào sau đây để đảm bảo an toàn?

A. Rót từ từ acid vào nước.

C. Rót từ từ nước vào acid.

B. Rót nhanh acid vào nước.

D. Rót nhanh nước vào acid.

Gợi ý đáp án

Đáp án A.

Câu 8

Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald:

4NH3(g) +5O2(g) (Pt, t°) → 4NO(g) + 6H2O(g)

a) Tính \Delta _{r}H_{298}^{o}\(\Delta _{r}H_{298}^{o}\) của phản ứng trên và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt? Có thể tận dụng nhiệt lượng này để làm gì?

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NH3(g), NO(g) và H2O(g) lần lượt là -45,9 kJ/mol; 90,3 kJ/mol và -241,8 kJ/mol.

b) Tính năng lượng liên kết trong phân tử NO. Biết năng lượng liên kết N─H, O═O, O─H lần lượt là 386 kJ/mol, 494 kJ/mol và 459 kJ/mol.

Gợi ý đáp án

a) \Delta _{r}H_{298}^{o} = 4. \Delta _{r}H_{298}^{o} (NO) + 6. \Delta _{r}H_{298}^{o} (H2O) - 4. \Delta _{r}H_{298}^{o} (NH3)\(\Delta _{r}H_{298}^{o} = 4. \Delta _{r}H_{298}^{o} (NO) + 6. \Delta _{r}H_{298}^{o} (H2O) - 4. \Delta _{r}H_{298}^{o} (NH3)\)

= 4.90,3 + 6.(-241,8) - 4.(-45,9) = -906 kJ/mol < 0\(= 4.90,3 + 6.(-241,8) - 4.(-45,9) = -906 kJ/mol < 0\)

→ Phản ứng tỏa nhiệt.

b)

- Phân tử NH3:

+ Năng lượng liên kết của N – H là: 386 kJ mol-1.

+ Vì có 3 liên kết N – H

⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử NH3 là: 386.3 = 1158 (kJ mol-1)

- Phân tử O2:

+ Năng lượng liên kết của O═O là: 494 kJ mol-1.

⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử O2 là: 494 (kJ mol-1)

- Phân tử H2O:

+ Năng lượng liên kết của O – H là: 459 kJ mol-1.

+ Vì có 2 liên kết O – H

⟹ Tổng năng lượng liên kết trong phân tử H2O là: 459.2 = 918 (kJ mol-1)

Ta có: \Delta _{r}H_{298}^{o} = -906 kJ/mol = 4.1158 + 5.494 - 6.918 - 4.Eb(NO)\(\Delta _{r}H_{298}^{o} = -906 kJ/mol = 4.1158 + 5.494 - 6.918 - 4.Eb(NO)\)

Năng lượng liên kết trong phân tử NO: Eb(NO) = 625 kJ/mol

Lý thuyết Nitrogen – sulfur

I. Kiến thức về Nitrogen

a Trạng thái tự nhiên

Nguyên tố nitrogen tồn tại trong tự nhiên với 2 đồng vị bền là 14N (99,63%) và 15N (0,37%).

  • Trong khí quyển Trái Đất, nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 75,5% khối lượng (hoặc 78,1% thể tích) và tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu.
  • Trong vỏ Trái Đất, nguyên tố nitrogen tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate (thường gọi là diêm tiêu Chile).
  • Nguyên tố nitrogen có trong tất cả cơ thể người, động vật và thực vật, là thành phần cấu tạo nên nucleic acid, protein, … Trong cơ thể người, nitrogen chiếm khoảng 3% khối lượng, đứng thứ tư sau oxygen, carbon và hydrogen.

b. Cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tố nitrogen ở ô số 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn (3,04). Nitrogen là phi kim điển hình.

- Nitrogen tạo ra nhiều hợp chất với các số oxi hoá khác nhau từ ̶ 3 đến +5. Các số oxi hoá thường gặp của nitrogen được biểu diễn ở trục số oxi hoá dưới đây:

c. Cấu tạo phân tử

Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử, liên kết với nhau bằng liên kết ba (1 liên kết σ và 2 liên kết π). Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol) và không có cực.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm