Bộ 75 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 Đề thi HSG Hóa 8

Bộ đề thi học sinh giỏi Hóa học 8 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn chuẩn bị ôn thi học sinh giỏi. Qua đó giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Hóa một cách tốt nhất.

TOP 75 Đề thi HSG Hóa 8 được biên soạn với các bài tập đa dạng, bám sát chương trình học. Đây là tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Hóa học lớp 8 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi. Vậy sau đây là TOP 75 Đề ôn thi học sinh giỏi Hóa 8 mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Đề thi học sinh giỏi Hóa 8 - Đề 1

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cabonat kim loại hoá tri II và hoá trị III bằng dung dịch HCl dư ta được dung dịch A và 0,896 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối có trong dung dịch A.

Bài 2: Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Tính giá trị của m.

Bài 3: Ngâm một vật bằng Đồng có khối lượng 15 gam dung dịch có chứa 0,12 mol AgNO3. sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng.

Bài 4: Cho 3,78 gam bột Nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Tìm công thức của muối XCl3.

Bài 5: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Tính thành phần phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp.

Bài 6: Lấy 3,33 gam muối Clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối Nitrat của kim loại đó có cùng số mol như muối Clorua nói trên, thấy khác nhau 1,59 gam. Hãy tìm kim loại trong hai muối nói trên.

Bài 7: Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 đktc. Tính khối lượng muối Sunfat thu được.

Bài 8: Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Sắt và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí đktc và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính giá trị của m.

Bài 9: Cho 0,25 mol hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được a gam kết tủa. Hãy tính giá trị của a.

Bài 10: Cho 9,4 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl, Dẫn khí sinh ra vào dung dịch nước vôi trong. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được.

Bài 11: Cho 1,78 gam hỗn hợp hai kim loại hoá tri II tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng được 0,896 lít khí Hiđrô đktc. Tính khối lượng hỗn hợp muối Sunfat khan thu được.

Bài 12: Hoà tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị II thì dùng không hết 0,5 mol HCl. Tìm kim loại hoá tri II.

Bài 13: Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thu được dung dịch A và V lít khí H2 đktc. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc B nung trong không khí đến khối lượng khối lượng không đổi được m gam. Tính giá trị m

Đề thi học sinh giỏi Hóa 8 - Đề 2

Câu 1. Có 4 lọ đựng riêng biệt: Nước cất, dung dịch NaOH, HCl NaCl. Nêu cách nhận biết từng chất trong lọ,

Câu 2. Viết các PTHH và dung quỳ tím để chứng minh răng:

a) CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5 là các oxit axit

b) Na2O, K2O, BaO, CaO là các oxit bazo

Câu 3. Có 5 lọ đựng riêng biệt: nước cất, rượu etylic, dung dịch NaOH, HCl, dung dịch Ca(OH)2. Nêu cách nhận biết các chất trong lọ.

Câu 4. Cho 17,2 gam hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với lượng nước dư thu được 3,36 lít khí H2 đktc.

a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp?

b) Tính khối lượng của chất tan trong dung dịch sau phản ứng?

Câu 5. Cho các chất sau: P2O5, Ag, H2O, KClO3, Cu, CO2, Zn, Na2O, S, Fe2O3, CaCO3, HCl. Hãy chọn trên để điều chế được các chất sau, viết PTHH xảy ra nếu có?

Câu 6. Cho các chất sau đây: H2SO4 loãng, KMnO4, Cu, C, P, NaCl, Zn, S, H2O, CaCO3, Fe2O3, Ca(OH)2, K2SO4, Al2O3, để điều chế các chất: H2, O2, H3PO4, CaO, Fe. Viết PTHH?

Câu 7. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 4 khí là: O2, H2, CO2, CO đựng trong 4 bình riêng biệt?

Câu 8. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, NaOH, Ca(OH)2, CuSO4, NaCl. Viết PTHH xảy ra?

Câu 9. Có một cốc đựng dụng dịch H2SO4 loãng. Lúc đầu người ta cho một lượng bột nhôm vào dung dịch axit, phản ứng xong thu được 6,72 lít H2 đktc. Sau đó thêm tiếp vào dung cihj axit có một lượng bột kẽm dư, phản ứng xong thu được thêm 4,48 lít khí H2 nữa đktc?

Đề thi học sinh giỏi Hóa 8 - Đề 3

Câu 1: Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Mg; Al; Cu; HCl; KClO3; Ag. Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Cu --- > CuO --- > Cu

Câu 2: Khử hoàn toàn 11,5 gam một Ôxit của Chì bằng khí Hiđro, thì thu được 10,35 gam kim loại Chì. Tìm công thức hóa học của Chì ôxit.

Câu 3: Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Viết phương trình hóa học. K; SO2; CaO; H2O, Fe3O4, H2; NaOH; HCl.

Câu 4: Khử hoàn toàn hỗn hợp (nung nóng ) gồm CuO và Fe2O3 bằng khí Hiđro, sau phản ứng thu được 12 gam hỗn hợp 2 kim loại. Ngâm hỗn hợp kim loại này trong dd HCl, phản ứng xong người ta lại thu được khí Hiđro có thể tích là 2,24 lít.

A) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

B) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi Oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

C) Tính thể tích khí Hiđro đã dùng (đktc) để khử khử hỗn hợp các Oxit trên.

Câu 5: Cho 28 ml khí Hiđro cháy trong 20 ml khí Oxi.

A) Tính: khối lượng nước tạo thành.

B) Tính thể tích của nước tạo thành nói trên.

(Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

Bài 6: 1) Cho các PTHH sau PTHH nào đúng, PTHH nào sai? Vì sao?

a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

b) 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2

c) Cu + 2HCl → CuCl2 + H2;

d) CH4 + 2O2 → SO2 + 2H2O

2) Chọn câu phát biểu đúng và cho ví dụ:

a) Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

b) Oxit axit là oxit của phi kim vµ t­ương ứng với một axit.

c) Oxit bazo th­ường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazo.

d) Oxit bazo là oxit của kim loại và tương ứng với một bazo.

3) Hoàn thành các PTHH sau:

a) C4H9OH + O2 → CO2 + H2O;

b) CnH2n - 2 + ? → CO2 + H2O

c) KMnO4 + ? → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

d) Al + H2SO4 (đặc, nóng) → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học sinh giỏi Hóa 8

Chia sẻ bởi: 👨 Phùng Thị Thu Hà
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 5.613
  • Lượt xem: 18.418
  • Dung lượng: 1,8 MB
Sắp xếp theo