Biểu đồ kết hợp: Cách vẽ và bài tập Cách vẽ biểu đồ kết hợp

Biểu đồ đường là một loại biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Nó cho phép hiển thị hai loại dữ liệu khác nhau trên cùng một biểu đồ để dễ dàng so sánh và phân tích.

Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột thường thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Khi nhìn vào biểu đồ kết hợp cột và đường ta có thể dễ dàng so sánh giá trị của các cột với nhau và theo dõi xu hướng và sự thay đổi của các giá trị dữ liệu theo thời gian. Ngoài ra các bạn xem thêm: biểu đồ miền, biểu đồ tròn, biểu đồ cột, cách nhận biết các dạng biểu đồ.

1. Biểu đồ kết hợp là gì?

Biểu đồ kết hợp thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Thường gồm biểu đồ kết hợp giữa đường và cột, khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất. Lưu ý nếu đề thi cho số liệu tuyệt đối thì phải xử lý sang tỉ lệ tương đối.

2. Cách vẽ biểu đồ kết hợp

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

  • Phân tích bảng số liệu để tìm số lớn nhất, nhỏ nhất nhằm chia hệ trục tọa độ.
  • Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
  • Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao 2 trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
  • Đánh số chuẩn trên trục 2 tung phải cách đều nhau (2 trục không liên quan nhau về số liệu).

Bước 2: Vẽ biểu đồ

  • Thông thường: Cột là trục tung bên trái (số liệu khá phức tạp); Đường (có 1 đơn vị) là trục tung bên phải (số liệu khá đơn giản).
  • Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
  • Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung khoảng 0,5 - 1,0 cm (trừ trường hợp nhiệt độ và lượng mưa của 12 tháng trong năm).

- Điểm của đường phải nằm chính giữa năm (nên hoàn thành đường để tránh nối nhầm).

- Khoảng cách năm thật chính xác.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

  • Ghi đầy đủ số liệu cho Cột và đường.
  • Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

3. Cách nhận xét biểu đồ kết hợp

- Nhận xét chung nhất.

- Nhận xét từng đối tượng (cột nhận xét tương tự biểu đồ cột), sự tăng hay giảm của các đối tượng, sự liên tục hay không liên tục,…

- Nhận xét các mốc năm (tăng, giảm như thế nào)?

- Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng.

- Kết luận và giải thích.

4. Bài tập biểu đồ kết hợp

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm

2010

2012

2013

2016

Sản lượng dầu thô (nghìn tấn)

7555

7348

7373

7517

Sản lượng điện (tỉ kWh)

158

169

169

178

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng điện và dầu thô của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2016?

b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành dầu thô và điện. Giải thích?

ĐÁP ÁN

a) Vẽ biểu đồ

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN,GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Sản lượng điện và dầu thô có sự biến động theo các năm.

- Sản lượng dầu thô giảm (38 nghìn tấn) nhưng không ổn định.

+ Giai đoạn 2010 - 2013: giảm 207 nghìn tấn.

+ Giai đoạn 2012 - 2016: tăng 169 nghìn tấn.

- Sản lượng điện tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 20 tỉ kWh.

- Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô (112,7% so với 99,5%).

* Giải thích

- Sản lượng điện và dầu thô không ổn định là do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu.

- Sản lượng điện tăng nhanh hơn than là do ngành điện chủ động được nguồn lực trong nước (các điều kiện tự nhiên, kinh tế,…) và những ưu điểm về môi trường so với dầu.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm2005201020152017
Sản lượng (nghìn tấn)3467420048705238
- Khai thác1988207522802421
- Nuôi trồng1479212525902707
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)38784470145365456966

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017?

b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản ở nước ta và giải thích.

ĐÁP ÁN

a) Vẽ biểu đồ

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng.

+ Tổng sản lượng thủy sản tăng: 1661 nghìn tấn; trong đó sản lượng thủy sản khai thác tăng thêm 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1228 nghìn tấn.

+ Giá trị sản xuất tăng: 18182 nghìn tỉ đồng.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.

- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng từ năm 2010, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác.

* Giải thích

- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản là do nước ta mở rộng được thị trường quốc tế, trong nước). Ngoài ra, do một vài nguyên nhân khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Từ 2010, sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng khai thác do có tốc độ tăng nhanh hơn, trong khi đó khai thác gặp một số khó khăn về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm,...

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH RỪNG VÀ TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008 - 2018

NămDiện tích rừng (nghìn ha)Tỉ lệ che phủ rừng (%)
Rừng tự nhiênRừng trồngMới trồng
200810348,62770,2342,738,7
201210423,83438,2398,440,7
201410100,23696,3414,140,4
201610242,14135,6041,2
201810255,54235,8041,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 2008 - 2018?

b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành rừng ở nước ta?

ĐÁP ÁN 

a) Vẽ biểu đồ

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2008 - 2018

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta có sự biến động qua các năm.

- Tổng diện tích rừng tăng lên liên tục nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm 93,1 nghìn ha; chủ yếu diện tích rừng trồng tăng và tăng thêm 1465,6 nghìn ha.

- Tỷ lệ che phủ rừng tăng (3%) nhưng không ổn định (năm 2018 có độ che phủ lớn nhất 41,7%).

* Giải thích

- Diện tích rừng tăng là do nước ta chủ trương đẩy mạnh trồng rừng, khuyến khích người dân trồng rừng phủ đất trống đồi trọc, các chính sách và phúc lợi về bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho người dân,…

- Diện tích rừng tự nhiên giảm là do việc khai thác bừa bãi, nạn lâm tạc, các kẽ hở trong quản lí đất rừng, các vườn quốc gia,…

- Tỷ lệ che phủ rừng tăng do công tác đẩy mạnh trồng rừng nhưng chủ yếu là rừng trồng, rừng non nên chất lượng còn kém.

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 125
  • Lượt xem: 9.592
  • Dung lượng: 405,2 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo