Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 Biên bản họp tổ chuyên môn chọn SGK lớp 4 theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT
Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng ghi lại toàn bộ nội dung chính trong buổi họp tổ chuyên môn nhận xét sách giáo khoa lớp 4 theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT.
Mẫu biên bản lựa chọn SGK lớp 4 của tổ chuyên môn gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử - Địa lí, Khoa học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Biên bản họp tổ chuyên môn chọn SGK lớp 4
Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt
TRƯỜNG TH: ……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023
Địa điểm:................................................................
Tổng số thành viên:...............................................
Số thành viên có mặt:...........................................
Thành viên vắng mặt:..........................................
II. NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tên sách: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Tác giả:
- Tập một: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Chu Thị Thuỷ An – Phan Thị Hồ Điệp – Nguyễn Thị Bích Hà – Nguyễn Khánh Hà – Trần Mạnh Hưởng – Trần Bích Thuỷ
- Tập hai: Nguyễn Minh Thuyết (TCB kiêm CB) – Hoàng Hoà Bình - Vũ Trọng Đông - Đặng Kim Nga - Nguyễn Thị Tố Ninh - Đặng Thị Yến
Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của SGK |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh. | |
1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao. | Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều được biên soạn theo một cấu trúc chặt chẽ, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu mỗi chương là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi chương, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao. |
1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. | Mở đầu mỗi chủ đề là một bức tranh sinh động, mang hơi thở cuộc sống, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung các tiết học. Mỗi bài học chính trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều có nội dung, cấu trúc khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Đặc biệt phần Hoạt động Chia sẻ đưa ra những câu hỏi, những gợi ý giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. |
1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. | SGK Tiếng Việt 4 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau. VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học. |
1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. | Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 4 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. Ví dụ: - Trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đều có những CH giúp HS liên hệ với bản thân và cuộc sống. Mỗi bài học (mỗi chủ điểm học tập) đều có hoạt động Vận dụng, giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống. - Khi học xong cách viết đơn, thư,… các em học sinh có thể tự viết đơn cho một cơ quan, tổ chức, cá nhân,… hoặc viết thư cho bạn bè, gia đình, người thân,… |
2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên. | |
2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. | - Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi bước giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt. - Một bài học (2 tuần) gồm nhiều nội dung: Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo, Tự đánh giá. Không nhất thiết là việc thực hiện mỗi nội dung này đều phải bao gồm đủ 5 loại hoạt động. Mặt khác, trong một bài học cũng như trong mỗi nội dung học tập, các loại hoạt động có thể xen kẽ nhau, chứ không nhất thiết chỉ theo một trình tự nhất định. |
2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. | Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Tiếng Việt với cuộc sống và Tiếng Việt với các môn học khác. Câu hỏi đọc hiểu và bài tập từ ngữ, ngữ pháp có yêu cầu giải thích, suy luận, khái quát, tổng hợp và vận dụng vào thực tế nhiều hơn. Các bài tập viết đoạn văn, bài văn được sắp xếp theo quy trình viết; có nhiều bài tập viết đoạn văn, bài văn gắn với việc hình thành kĩ năng sống. |
2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các mục Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh. Các mục Chia sẻ (Khởi động), Khám phá giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt. |
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. | Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, sách giáo viên vẫn có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo. |
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương | |
3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. |
3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. | - SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển NL ngôn ngữ (cụ thể là các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), NL văn học, các NL chung và các PC phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của HS lớp 4. - Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung (một chủ điểm), trọn vẹn về các hoạt động học tập (đọc, viết, nói và nghe). Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh (HS) và điều kiện dạy, học thực tế tại tỉnh ta. |
3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. | Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách đã được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương. |
4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học | |
4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng. | Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalogue giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước. |
4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích. | Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo. Ngoài ra, có 2 nhóm facebook để hỗ trợ GV và PHHS: + Nhóm Giáo viên Cánh Diều – Tiểu học (trên 50 000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, GV sẽ được tác giả SGK giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, SGK tiểu học; trao đổi kinh nghiệm, giáo án, tư liệu dạy học,… + Nhóm Đồng hành cùng con học sách cánh Diều (trên 15000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, PHHS sẽ được tác giả SGK và GV giải đáp thắc mắc, hỗ trợ dạy con học. |
4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. | Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. |
4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..) | Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...) |
2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. | Kênh phân phối của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty CP Đầu tư xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. |
KẾT LUẬN:
- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)
- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Cánh Diều do Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.
Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 môn Toán
TRƯỜNG TH: ……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023
Địa điểm:................................................................
Tổng số thành viên:...............................................
Số thành viên có mặt:...........................................
Thành viên vắng mặt:..........................................
II. NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tên sách: TOÁN 4 - CÁNH DIỀU
Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) - Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) - Nguyễn Hoài Anh - Trần Thuý Ngà - Nguyễn Thị Thanh Sơn
Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của SGK Toán 4 - Cánh diều |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh. | |
1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao. | Sách giáo khoa Toán 4 - Cánh diều được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu Chủ đề là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi Chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao. |
1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. | Sách bao gồm 4 chủ đề: Số tự nhiên; Các phép tính với số tự nhiên; Phân số; Các phép tính với phân số. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học Toán”. |
1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập. | Mỗi bài học trong sách Toán 4 thường bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Thực hành; Vận dụng và trải nghiệm. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong phần mở đầu được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và vốn kiến thức đã có của học sinh, sẽ tạo ra một kênh dẫn nhập giúp học sinh hứng thú học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội và huy động, liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong phần Luyện tập, thực hành. Cuối cùng, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn. |
1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. | Mỗi bài học trong sách Toán 4 đều hướng đến hình thành năng lực toán học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. |
2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên. | |
2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. | Hầu hết các bài học trong SGK Toán 4 đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. |
2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. | Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu thêm về thế giới tự nhiên; Hiểu thêm văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và du lịch; Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính. |
2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh. |
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. | Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo. |
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương | |
3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Chẳng hạn: băng giấy, hộp giấy, mảnh bìa, v.v… có thể dùng để làm dụng cụ học tập. |
3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. | Mọi hoạt động trong sách Toán 4 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. |
3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. | Sách giáo khoa Toán 4 được thiết kế để tránh cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương. |
4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học | |
4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng. | Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước. |
4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích. | Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo. |
4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. | Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Toán 4 đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền. |
4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..) | Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, chống loá mắt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...) |
2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. | Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. |
KẾT LUẬN:
- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)
- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Toán 4 (thuộc bộ sách Cánh Diều) của các tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) - Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) - Nguyễn Hoài Anh - Trần Thuý Ngà - Nguyễn Thị Thanh Sơn để thực hiện trong năm học 2023 - 2024 và các năm tiếp theo.
Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử - Địa lí
TRƯỜNG TH: ……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023
Địa điểm:................................................................
Tổng số thành viên:...............................................
Số thành viên có mặt:...........................................
Thành viên vắng mặt:..........................................
II. NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tên sách: Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều
Tác giả: Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thị Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh.
Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của SGK Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh. | |
1.1. Cấu trúc sách hiện đại | Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi. SGK Lịch sử và Địa lí 4 gồm 21 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí; Địa phương em; Các vùng của Việt Nam và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm. |
1.2. Thiết kế các bài học theo tiếp cận năng lực | Các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước. |
1.3. Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá | Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí như Bài 1 và Bài 2; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài như Bài 16, 19, 20; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, một số câu chuyện về các nhân vật lịch sử..). Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức, phong cách và sở thích của cá nhân. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, cụ thể: Với bài 1 học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi ở phần vận dụng để trả lời. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,… |
2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên. | |
2.1. Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học | Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, chất lượng cao và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh. Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. |
2.2. Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục. | Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 4, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể. Dựa vào các bài học trong SGK, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...). |
2.3. Đổi mới về cách trình bày và hình thức SGK | Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương. Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách. |
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. | Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo. |
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương | |
3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. | Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. |
3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. | Mọi hoạt động trong sách Lịch sử và Địa lí 4 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Điều này thể hiện ở mục Học xong bài này em sẽ mục này nêu rõ yêu cầu cần đạt cụ thể trong mỗi bài học. |
3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. | Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều sáng tạo không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương. |
4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học | |
4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng. | Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước. |
4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích. | Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo. |
4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý. | Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Lịch sử và Địa lí 4 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền. |
4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..) | Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...) |
2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. | Kênh phân phối của NXBGDVN toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. |
KẾT LUẬN:
- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)
- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều do Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.
....
>> Tải file để tham khảo các môn khác