Bạo lực học đường: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp Ôn tập GDCD 7

Bạo lực học đường hiện nay không chỉ đơn giản là những hành vi vi phạm đạo đức, gây gổ, đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh mà còn là hiện tượng học sinh xúc phạm, đánh thầy cô giáo, phụ huynh đánh thầy cô, giáo viên xúc phạm học sinh bằng nhiều hình thức.

Vậy nguyên nhân của bạo lực học đường là gì? Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường như thế nào? Mời các bạn cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm một số ví dụ về trường hợp bạo lực học đường.

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

2. Biểu hiện của bạo lực học đường

  • Đánh đập, xô đẩy, hăm dọa. Biểu hiện rõ nhất của kiểu bạo lực học đường này là: ...
  • Chửi thề, chế giễu. Hình thức bắt nạt học đường gây nhiều tổn thương tinh thần song lại khó nhận biết. ...
  • Kỳ thị, tẩy chay, cô lập. ...
  • Bắt nạt trên mạng. ...
  • Tống tiền, trấn lột. ...
  • Tấn công tình dục.

3. Nguyên nhân của bạo lực học đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường từ chủ quan đến khách quan. Cụ thể:

Nguyên nhân chung từ trường lớp: Nhiều vụ ẩu đả bắt nguồn từ những lý do vu vơ như: thấy “ngứa mắt”, bị “nhìn đểu”, ghen tị với bạn khi có nhiều điểm hơn mình được nhiều sự chú ý, cố ý bắt nạt bạn kém hơn mình… Mức độ bạo lực đi từ những câu nói khiếm nhã sau đó là thách thức và cuối cùng dẫn đến ẩu đả.

Nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự khiêu khích của một cá nhân khi cố ý khơi dậy cảm xúc hung tính nơi người khác bằng những hành vi hay thái độ xấu; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục.

Tác động của văn hóa: truyền thông hay thông tin đại chúng để cho các em có nhiều điều kiện tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi điện tử (game) mang đầy tính bạo lực.Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối lớn tới các hành vi bạo lực.

Nguyên nhân từ giáo dục: nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm.

Từ góc độ giáo dục gia đình: một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc.

4. Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường

Đối với học sinh:

  • Để phòng, tránh, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì học sinh, sinh viên cần tích cực rèn luyện văn hóa sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
  • Học sinh cần phải nghiêm chỉnh Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học.
  • Học sinh cần tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh.
  • Học sinh nên học cách kiềm chế cảm xúc để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
  • Học sinh nên tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

  • Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục
  • Nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.
  • Nhà trường cần có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
  • Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh

Đối với giáo viên:

  • Đội ngũ giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
  • Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu của thế giới bên ngoài và trong nhà trường có thể tác động xấu đến học sinh, sinh viên của mình quản lý.
  • Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh cho trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Tích cực tham gia, phối hợp với gia đình và nhà trường để giúp việc quản lý và giáo dục học sinh để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải.

Đối với gia đình:

  • Trong môi trường gia đình các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh.
  • Bố, mẹ nên hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ.
  • Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 08
  • Lượt xem: 997
  • Dung lượng: 99 KB
Sắp xếp theo