Đáp án bài dự thi Mắt khỏe sáng tương lai Cuộc thi Mắt khỏe sáng tương lai
Nhằm khuyến khích các em học sinh chủ động chăm sóc đôi mắt của chính mình đảm bảo cho học tập và tương lai, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Báo Nhi Đồng tổ chức cuộc thi "Mắt khỏe sáng tương lai".
Cuộc thi dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên cả nước. Sau đây Download.vn xin giới thiệu đáp án bài dự thi Mắt khỏe sáng tương lai để các bạn đọc cùng tham khảo.
Đáp án bài dự thi Mắt khỏe sáng tương lai
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BÁO NHI ĐỒNG | BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG |
TRƯỜNG THCS …….. HỌ TÊN HS: ................................... LỚP: ........ | Thứ .... ngày ..... tháng 12 năm 2019 BÀI DỰ THI MẮT KHỎE SÁNG TƯƠNG LAI |
PHẦN I. HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT
Câu 1. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) ở lứa tuổi học đường?
A. Đọc sách / xem TV và sử dụng các thiết bị điện tử ở khoảng cách quá gần và quá lâu.
B. Khô mắt do thiếu Vitamin A
C. Bị thương ở mắt do chơi các vật sắc nhọn, pháo hoa, đồ chơi
D. Đau mắt đỏ
Câu 2. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ?
A. Đeo kính bảo vệ hoặc kính mát giúp ngừa lây lan bệnh đau mắt
B. Mua thuốc ở hiệu thuốc và tự nhỏ
C. Dùng khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch và không rụi tay bẩn vào mắt
D. Sử dụng cách điều trị dân gian (ví dụ: đắp hoa điệp, lá trầu vào mắt)
Câu 3. Hành động đúng nhất mà em sẽ làm nếu thấy mắt mình nhìn kém đi (giảm thị lực)?
A. Xoa hoặc rụi mắt để nhìn rõ hơn
B. Nói với giáo viên / bố mẹ để được ngồi ở vị trí phù hợp hơn
C. Tự điều trị bằng cách nhỏ thuốc
D. Đến cơ sở khám mắt cùng với bố mẹ / người thân
Câu 4. Để ngăn ngừa bệnh mắt và tật khúc xạ, một năm em cần đi khám mắt ít nhất mấy lần?
A. Không cần đi khám
B. Chỉ đi khám khi mắt có vấn đề (như nhìn mờ hay đau nhức, mỏi mắt)
C. 1 đến 2 lần
D. 3 lần
Câu 5. Nếu đã có kính mắt theo đơn bác sĩ, em thường đeo kính (mang kính) như thế nào?
A. Thường xuyên đeo (mang)
B. Chỉ đeo (mang) kính khi học hoặc khi nào cần nhìn rõ
C. Không bao giờ đeo (mang)
D. Theo chỉ định của bác sĩ
Câu 6. Các cách phòng tránh tật khúc xạ và bệnh về mắt ở trẻ em?
A. Tăng cường hoạt động ngoài trời
B. Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và liên tục quá lâu, quá nhiều.
C. Kiểm tra, đo thị lực mắt tối thiểu 1 lần / năm. Riêng các em có tật khúc xạ tối thiểu kiểm tra thị lực mắt 6 tháng / lần
D. Cả 3 đáp án trên.
PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Rất nhiều bạn học sinh mặt dù đã đi khám mắt và được bác sĩ cấp kính đeo (mang) phù hợp, tuy nhiên các bạn không đeo (mang) kính theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một trong lý do phổ biến mà các bạn đưa ra là “quên”. Các em hãy đưa ra sáng kiến hoặc các cách thức để giúp những bạn này luôn nhớ đeo (mang) kính theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé.
Gợi ý 1
Trong thời gian đầu đeo kính, các bạn nhỏ rất dễ hay quên mang kính vì chưa tập được thói quen mang kính hằng ngày và thường tật khúc xạ mức độ nhẹ ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày trừ phi các bạn muốn nhìn vật hoặc chữ ở xa. Biện pháp giúp các bạn làm quen với việc mang kính như sau:
- Chọn gọng kính phù hợp: Nên chọn gọng kính mềm, dẻo để tránh khó chịu và đau khi mang kính, chú ý phần gọng nâng đỡ mũi là phần dễ gây khó chịu nhất ở người mới mang kính.
- Cần mua kính hợp thời trang, kính mà các bạn nhỏ thích để các bạn cảm giác tự tin khi mang kính.
- Bố mẹ cần nhắc nhở thường xuyên trong thời gian đầu mang kính, để các bạn tập thói quen mang kính.
- Dán các giấy sticker, note ghi chú mang kính ở vị trí dễ nhìn như: Bàn học, gương,..
Gợi ý 2
Đôi mắt là tài sản vốn quý của mỗi cá nhân, giữ gìn sức khỏe và thị lực cho đôi mắt là vấn đề rất quan trọng của mỗi người. Thực tế rằng hiện nay các vấn đề về sức khỏe nhãn khoa, sức khỏe thị lực học đường vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Các học sinh còn thiếu các kiến thức và kĩ năng để giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt và thị lực của mình.
Thói quen đeo kính thường xuyên để hạn chế việc tăng nặng của tật khúc xạ cũng là một trong các vấn đề cần được giáo dục cho các em đế các em biết được tầm quan trọng của việc sử dụng kính đúng và thường xuyên. Đây là nhiệm vụ của hội nhãn khoa, các bác sĩ nhãn khoa, của cha mẹ học sinh, thầy cô và nhà trường và ý thức của mỗi cá nhân người bệnh (khi hiểu được tầm quan trọng của hành động này). Trên thực tế cũng có các giải pháp kĩ thuật như thay thế kính thông thường bằng kính áp tròng, cũng đã giải quyết được đáng kể nhưng cũng chưa phải là tất cả.