Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả người - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 4
Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả người giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 24. Qua đó, giúp các em biết cách xây dựng dàn ý bài văn tả người.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Lập dàn ý cho bài văn tả người của Bài 4 Chủ đề Vẻ đẹp cuộc sống theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Lập dàn ý cho bài văn tả người Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 24
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
Đề 2: Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
Câu 1
Lập dàn ý.
– Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 3, lập dàn ý cho đề bài em đã chọn.
– Xác định trình tự tả (tả lần lượt ngoại hình, hoạt động,... hoặc kết hợp, đan xen giữa tả ngoại hình với hoạt động,...).
G:
Trả lời:
* Dàn ý Đề 1: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
Mở bài: Trong gia đình, em yêu thương mẹ nhất. Mẹ yêu thương và dành nhiều tình cảm, sự dịu dàng cho em. Mẹ là nguồn động viên rất lớn cho em hàng ngày.
Thân bài:
+ Ngoại hình: dù mẹ em đã 35 tuổi nhưng mẹ vẫn trẻ trung và xinh đẹp, dáng người mẹ nhỏ, cao dỏng; da của mẹ trắng hồng, thi thoảng có xuất hiện một vài nếp nhăn nhỏ ở khoé mắt, khoé miệng; trên má mẹ xuất hiện một vài chấm tàn nhang; mẹ có gương mặt tròn phúc hậu, mái tóc cắt ngang vai, xoăn nhẹ; đôi mắt mẹ đen và lấp lánh như vì sao.
+ Hoạt động: Mẹ em làm việc ở công ti, mẹ đi làm từ sáng tới tối mới về nhà để nấu cơm, dọn dẹp; tính mẹ hiền và cởi mở, mẹ luôn nhẹ nhàng với cả gia đình, không quát mắng nặng lời với em; mẹ luôn giúp đỡ mọi người xung quanh những lúc có công việc, chuyện khó khăn.
+ Sở trường, tính tình: Mẹ em rất thích nấu ăn dù thời gian không có nhiều, mẹ em nấu ăn rất ngon; lúc rảnh, mẹ thường kể chuyện và cùng em xem phim.
Kết bài: Mẹ ân cần và là người giúp gia đình luôn hạnh phúc, hoà thuận. Em nghĩ gia đình khó có thể đẹp hơn, vui hơn mỗi ngày nếu k
>> Tham khảo: Dàn ý tả người thân
* Dàn ý Đề 2: Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
Mở bài: Trong một lần bị ốm, em phải nhập viện và gặp bác sĩ Phương – một cô bác sĩ dịu dàng, dễ mến và luôn đối xử tốt với mọi người bệnh.
Thân bài:
+ Ngoại hình: Cô Phương còn trẻ, cô không quá gầy, không quá béo, dáng người cân đối; khuôn mặt cô hình trái xoan thanh tú, mũi cao, đôi mắt to, môi đỏ; nước da cô hồng hào; mái tóc dài suôn mượt, búi gọn trong một chiếc kẹp tóc nhỏ màu xanh; hàng ngày, cô thường mặc một chiếc áo dài màu trắng dành riêng cho bác sĩ, trông rất lịch sự và trang trọng, cổ đeo chiếc ống nghe; khi tiếp đón bệnh nhân, cô đeo khẩu trang kín, để lộ đôi mắt biết cười.
+ Hoạt động, tính tình: Cô nhanh nhẹn và điềm đạm, bình tĩnh trong trò chuyện với tất cả mọi người; trước khi vào thăm khám bệnh, cô hỏi kĩ tuổi tác, tiền sử bệnh của mọi người rồi mới thăm khám và chẩn đoán bệnh; có lần cô thăm khám cho một bạn nhỏ ở tỉnh khác tới, tình trạng khá nặng nhưng cô rất cố gắng, tập trung và giúp bạn nhỏ xuất viện sau 2 tuần, em vô cùng cảm phục tài năng của cô.
Kết bài: Cô Phương là một bác sĩ hiền từ, tốt bụng mà em được biết. Có rất nhiều bệnh nhân cần cứu chữa, đó là nhiệm vụ cao cả của các bác sĩ như cô Phương. Em hi vọng mọi người mạnh khoẻ để các bác sĩ có thời gian nghỉ ngơi, không phải áp lực và lo lắng.
>> Tham khảo: Lập dàn ý tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
Câu 2
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
G:
- Lựa chọn được chi tiết về ngoại hình, hoạt động, sở trường,... thể hiện những nét riêng, giúp phân biệt người được tả với những người khác.
- Có những dẫn chứng cụ thể (hoạt động, sở trường,...) thể hiện được tính cách, phẩm chất của người được tả.
- ...
Trả lời:
Em đọc dàn ý của mình cho thầy cô, bạn bè lắng nghe để nhận được góp ý và chỉnh sửa dàn ý cho phù hợp hơn (nếu cần).