Đọc: Tấm gương tự học - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 18

Soạn bài Tấm gương tự học giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 94, 95. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Tấm gương tự học - Tuần 10.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Tấm gương tự học của Bài 18 Chủ đề Trên con đường học tập theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.

Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 94, 95

Khởi động

Lời nhận xét dưới đây cho em hiểu điều gì về giáo sư Tạ Quang Bửu?

Tấm gương tự học

Trả lời:

Lời nhận xét dưới cho em hiểu về giáo sư Tạ Quang Bửu: Ông là người có nhân cách và tài năng mà không được người đời công nhận, tôn vinh từ khi ông còn sống và cống hiến.

Bài đọc

Tấm gương tự học

Tạ Quang Bửu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Ông là nhà khoa học và nhà giáo dục đa tài, uyên bác hiếm có.

Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị: tự học, học suốt đời và học say mê. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.

Tạ Quang Bửu còn là tấm gương của việc học toàn diện. Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học,... đặc biệt là ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quân sự tiếng Nga. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông luôn tranh thủ thời gian tự học, để thoả mãn niềm đam mê của mình. Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”.

Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

(Phan Sơn tổng hợp)

Tấm gương tự học

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?

Trả lời:

Đoạn văn thứ nhất giới thiệu về gia cảnh, xuất thân và thân thế sự nghiệp chung của Tạ Quang Bửu.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê: Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.

Câu 3 : Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?

Trả lời:

Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài vì ông có khả năng dùng, đọc hiểu, dịch trôi chảy các tài liệu quân sự, thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài; soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh giúp Bác Hồ.

Câu 4: Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện qua việc: Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,...

Câu 5: Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận thế nào?

Trả lời:

Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận ở Việt Nam ta: Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”; Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Dựa vào gợi ý, tìm nghĩa cho mỗi từ dưới đây:

chính khách

chính phủ

chính khoá

a. Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.

b. Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.

c. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Câu 2: Chọn các từ ở bài tập 1 để hoàn thiện các câu dưới đây:

a. Nhiều Tự họcquốc tế đã có mặt tại hội nghị này.

b. Tự họccác nước phải đảm bảo mọi quyền lợi cho trẻ em.

c. Một số hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức ngoài giờ học Tự học.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
80
  • Lượt tải: 58
  • Lượt xem: 14.622
  • Dung lượng: 155,6 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • 阮秋庄 Bang
    阮秋庄 Bang

    PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn trong các câu văn dưới đây. 

    a. Chu Văn An(1292-1370) là nhà giáo thầy thuốc đại quan dưới triều Trần quê ông ở tại xã Quảng Liệt, huyện Thanh Đàm nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). 

    b. Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bỏ tập trung toàn những con Ba Khía chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây(Ba Khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ăn rất ngon). 

    c. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đảng con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp nầy chứ mấy) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu văn dưới đây: 

    a. “Thương nhớ mười hai” được viết trong thời gian Vũ Bằng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. 

    b. “ An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? thầy Đuy-sen mỉm cười hiền từ hỏi.

    c. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau. 

    d. Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hy vọng sẽ được vẽ vịnh na-plơ”. 

    e. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp.

    Thích Phản hồi 07/12/22