Toán lớp 5: Thể tích của một hình trang 114 Giải Toán lớp 5 trang 114, 115

Giải Toán lớp 5: Thể tích của một hình giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2, 3 trong SGK Toán 5 trang 114, 115 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật của Chương 3: Hình học. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Toán 5 trang 114, 115

Bài 1

Trong hai hình dưới đây:

Bài 1

Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình nào có thể tích lớn hơn?

b) Chiều dài 3 m, chiều rộng 15 dm và chiều cao 9 dm

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tính số hình lập phương nhỏ của mỗi hình. Hình nào có nhiều hình lập phương nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.

Lời giải:

Hình A có số hình lập phương nhỏ là:

4 x 2 x 2 = 16 (hình lập phương nhỏ)

Hình B có số hình lập phương nhỏ là:

3 x 2 x 3 = 18 (hình lập phương nhỏ)

Vì 18 > 16 nên hình B có thể tích lớn hơn hình A.

Bài 2

Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ?

Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ?

So sánh thể tích của hình A và hình B.

Bài 2

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tính số hình lập phương nhỏ của mỗi hình. Hình nào có nhiều hình lập phương nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.

Lời giải:

Hình A có số hình lập phương nhỏ là:

5 x 3 x 3 = 45 (hình lập phương nhỏ)

Hình B có số hình lập phương nhỏ là:

3 x 3 x 3 – 1 = 26 (hình lập phương nhỏ)

Vì 45 > 26 nên hình A có thể tích lớn hơn hình B.

Bài 3

Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?

Lời giải:

Vì 6 = 1 x 1 x 6 và 6 = 2 x 3 x 2 nên ta có thể xếp 6 hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật là:

Cách 1: Chiều dài gồm 1 ô vuông, chiều rộng gồm 1 ô vuông và chiều cao gồm 6 ô vuông.

Cách 2: Chiều dài gồm 6 ô vuông, chiều rộng gồm 1 ô vuông và chiều cao gồm 1 ô vuông.

Cách 3: Chiều dài gồm 3 ô vuông, chiều rộng gồm 1 ô vuông và chiều cao gồm 2 ô vuông.

Cách 4: Chiều dài gồm 2 ô vuông, chiều rộng gồm 1 ô vuông và chiều cao gồm 3 ô vuông.

Cách 5: Chiều dài gồm 3 ô vuông, chiều rộng gồm 2 ô vuông và chiều cao gồm 1 ô vuông.

Cách 6: Chiều dài gồm 2 ô vuông, chiều rộng gồm 3 ô vuông và chiều cao gồm 1 ô vuông.

Bài 3

Có tất cả 6 hình hộp chữ nhật được xếp.

Lý thuyết Thể tích của một hình

a) Ví dụ 1

Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.

Ví dụ 1

b) Ví dụ 2

Ví dụ 2

Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói: Thể tích hình C bằng thể tích hình D.

c) Ví dụ 3

Ví dụ 3

Hình P gồm 6 hình lập phương như nhau. Ta tách hình P thành hai hình M, N: hình M gồm 4 hình lập phương và hình N gồm 2 hình lập phương như thế. Ta nói: Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
206
  • Lượt tải: 76
  • Lượt xem: 43.007
  • Dung lượng: 562 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Toán lớp 5
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 33.Nguyễn Nhàn 11A11
    33.Nguyễn Nhàn 11A11

    HAYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYYY





















































    Thích Phản hồi 21/02/22