Toán 9 Bài 4: Một số phép biến đổi căn thức bậc hai của biểu thức đại số Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 67, 68, 69, 70, 71

Giải Toán 9 Bài 4: Một số phép biến đổi căn thức bậc hai của biểu thức đại số là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 67, 68, 69, 70, 71.

Giải bài tập Toán 9 Cánh diều tập 1 Bài 4 - Chương III: Căn thức được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Toán 9 Bài 4: Một số phép biến đổi căn thức bậc hai của biểu thức đại số Cánh diều

Giải Toán 9 Cánh diều Tập 1 trang 70, 71

Bài 1

Áp dụng quy tắc về căn thức bậc hai của một bình phương, hãy rút gọn biểu thức:

a. \sqrt {\left( {5 - x} \right)_{}^2} với x \ge 5;

b. \sqrt {\left( {x - 3} \right)_{}^4};

c. \sqrt {\left( {y + 1} \right)_{}^6} với y <  - 1.

Hướng dẫn giải:

a. \sqrt {\left( {5 - x} \right)_{}^2}  = \left| {5 - x} \right| = x - 5 (Vì x \ge 5 nên 5 - x \le 0).

b. \sqrt {\left( {x - 3} \right)_{}^4}  = \left| {\left( {x - 3} \right)_{}^2} \right| = \left( {x - 3} \right)_{}^2.

c. \sqrt {\left( {y + 1} \right)_{}^6}  = \sqrt {\left[ {\left( {y + 1} \right)_{}^3} \right]_{}^2}  = \left| {\left( {y + 1} \right)_{}^3} \right| =  - \left( {y + 1} \right)_{}^3 (Vì y <  - 1 nên y + 1 < 0 suy ra \left( {y + 1} \right)_{}^3 < 0).

Bài 2

Áp dụng quy tắc về căn thức bậc hai của một tích, hãy rút gọn biểu thức:

a. \sqrt {25\left( {a + 1} \right)_{}^2} với a >  - 1;

b. \sqrt {x_{}^2\left( {x - 5} \right)_{}^2} với x > 5;

c. \sqrt {2b} .\sqrt {32b} với b > 0;

d. \sqrt {3c} .\sqrt {27c_{}^3} với c > 0.

Hướng dẫn giải:

a. \sqrt {25\left( {a + 1} \right)_{}^2}  = \sqrt {25} .\sqrt {\left( {a + 1} \right)_{}^2}  = 5.\left| {a + 1} \right| = 5\left( {a + 1} \right) (Vì a >  - 1 nên a + 1 > 0).

b. \sqrt {x_{}^2\left( {x - 5} \right)_{}^2}  = \sqrt {x_{}^2} .\sqrt {\left( {x - 5} \right)_{}^2}  = \left| x \right|.\left| {x - 5} \right| = x\left( {x - 5} \right) (Vì x > 5 nên x - 5 > 0).

c. \sqrt {2b} .\sqrt {32b}  = \sqrt {2b.32b}  = \sqrt {64b_{}^2}  = \sqrt {64} .\sqrt {b_{}^2}  = 8\left| b \right| = 8b (Do b > 0).

d. \sqrt {3c} .\sqrt {27c_{}^3}  = \sqrt {3c.27c_{}^3}  = \sqrt {81c_{}^4}  = \sqrt {81} .\sqrt {c_{}^4}  = 9.\left| {c_{}^2} \right| = 9c_{}^2.

Bài 3

Áp dụng quy tắc về căn thức bậc hai của một thương, hãy rút gọn biểu thức:

a. \sqrt {\frac{{\left( {3 - a} \right)_{}^2}}{9}} với a > 3;

b. \frac{{\sqrt {75x_{}^5} }}{{\sqrt {5x_{}^3} }} với x > 0;

c. \sqrt {\frac{9}{{x_{}^2 - 2x + 1}}} với x > 1;

d. \sqrt {\frac{{x_{}^2 - 4x + 4}}{{x_{}^2 + 6x + 9}}} với x \ge 2.

Hướng dẫn giải:

a. \sqrt {\frac{{\left( {3 - a} \right)_{}^2}}{9}}  = \frac{{\sqrt {\left( {3 - a} \right)_{}^2} }}{{\sqrt 9 }} = \frac{{\left| {3 - a} \right|}}{3} = \frac{{a - 3}}{3} (Vì a > 3 nên 3 - a < 0).

b. \frac{{\sqrt {75x_{}^5} }}{{\sqrt {5x_{}^3} }} = \sqrt {\frac{{75x_{}^5}}{{5x_{}^3}}}  = \sqrt {25x_{}^2}  = \sqrt {25} .\sqrt {x_{}^2}  = 5\left| x \right| = 5x (Do x > 0).

c. \sqrt {\frac{9}{{x_{}^2 - 2x + 1}}}  = \sqrt {\frac{9}{{\left( {x - 1} \right)_{}^2}}}  = \frac{{\sqrt 9 }}{{\sqrt {\left( {x - 1} \right)_{}^2} }} = \frac{3}{{\left| {x - 1} \right|}} = \frac{3}{{x - 1}} (Vì x > 1 nên x - 1 > 0).

d. \sqrt {\frac{{x_{}^2 - 4x + 4}}{{x_{}^2 + 6x + 9}}}  = \sqrt {\frac{{\left( {x - 2} \right)_{}^2}}{{\left( {x + 3} \right)_{}^2}}}  = \frac{{\sqrt {\left( {x - 2} \right)_{}^2} }}{{\sqrt {\left( {x + 3} \right)_{}^2} }} = \frac{{\left| {x - 2} \right|}}{{\left| {x + 3} \right|}} = \frac{{x - 2}}{{x + 3}} (Vì x \ge 2 nên x - 2 \ge 0,\,x + 3 > 0).

Bài 4

Trục căn thức ở mẫu:

a. \frac{9}{{2\sqrt 3 }};

b. \frac{2}{{\sqrt a }} với a > 0;

c. \frac{7}{{3 - \sqrt 2 }};

d. \frac{5}{{\sqrt x  + 3}} với x > 0;x \ne 9;

e. \frac{{\sqrt 3  - \sqrt 2 }}{{\sqrt 3  + \sqrt 2 }};

g. \frac{1}{{\sqrt x  - \sqrt 3 }} với x > 0,x \ne 3.

Hướng dẫn giải:

a. \frac{9}{{2\sqrt 3 }} = \frac{{9\sqrt 3 }}{{2\sqrt 3 .\sqrt 3 }} = \frac{{9\sqrt 3 }}{{2.3}} = \frac{{9\sqrt 3 }}{6} = \frac{{3\sqrt 3 }}{2}.

b. \frac{2}{{\sqrt a }} = \frac{{2\sqrt a }}{{\sqrt a .\sqrt a }} = \frac{{2\sqrt a }}{a}.

c. \frac{7}{{3 - \sqrt 2 }} = \frac{{7\left( {3 + \sqrt 2 } \right)}}{{\left( {3 - \sqrt 2 } \right)\left( {3 + \sqrt 2 } \right)}} = \frac{{7\left( {3 + \sqrt 2 } \right)}}{{9 - 2}} = \frac{{7\left( {3 + \sqrt 2 } \right)}}{7} = 3 + \sqrt 2.

d. \frac{5}{{\sqrt x  + 3}} = \frac{{5\left( {\sqrt x  - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt x  + 3} \right)\left( {\sqrt x  - 3} \right)}} = \frac{{5\left( {\sqrt x  - 3} \right)}}{{x - 9}}.

e. \frac{{\sqrt 3  - \sqrt 2 }}{{\sqrt 3  + \sqrt 2 }} = \frac{{\left( {\sqrt 3  - \sqrt 2 } \right)\left( {\sqrt 3  - \sqrt 2 } \right)}}{{\left( {\sqrt 3  + \sqrt 2 } \right)\left( {\sqrt 3  - \sqrt 2 } \right)}} = \frac{{3 - 2\sqrt 6  + 2}}{{3 - 2}} = 5 - 2\sqrt 6.

g. \frac{1}{{\sqrt x  - \sqrt 3 }} = \frac{{1\left( {\sqrt x  + \sqrt 3 } \right)}}{{\left( {\sqrt x  - \sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt x  + \sqrt 3 } \right)}} = \frac{{\sqrt x  + \sqrt 3 }}{{x - 3}}.

Bài 5

Rút gọn biểu thức: \frac{{\sqrt a }}{{\sqrt a  - \sqrt b }} - \frac{{\sqrt b }}{{\sqrt a  + \sqrt b }} - \frac{{2b}}{{a - b}} với a \ge 0,b \ge 0,a \ne b.

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 23
  • Lượt xem: 7.561
  • Dung lượng: 551,7 KB
Sắp xếp theo