-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số Tin học lớp 10 trang 40 sách Cánh diều
Giải bài tập Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 40, 41, 42, 43.
Tin học 10 Bài 1 thuộc chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức để trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng trang 40→43. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 1 Tuân thủ pháp luật trong môi trường số, mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
Trả lời phần Hoạt động Tin học 10 bài 1 trang 40
Câu 1
Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu và các video minh họa được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết công ty có vi phạm quyền tác giả không. Nếu có vi phạm thì theo em công ty sẽ bị xử phạt ra sao?
Gợi ý đáp án
Công ty sẽ bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh:
- Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới mọi hình thức điện tử, trên môi trường internet và kĩ thuật số.
Câu 2
Em muốn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về một danh làm thắng cảnh địa phương trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình lấy từ một trang web du lịch. Em hãy tham khảo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết mình cần phải thực hiện việc gì để không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Gợi ý đáp án
- Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả, không được thu tiền dưới mọi hình thức các bài viết của mình.
- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Câu 3
Tháng 3/2020, một chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại trên trang Facebook của mình thông tin sai sự thật về dịch COVID – 19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong 14 ngày”.
Theo Luật An ninh mạng, hành vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết, chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức nào.
Gợi ý đáp án
Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng.
- Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
Câu 4
Năm 2017, một người đàn ông bị tòa án Thụy Sỹ tuyên phạt hơn 4 129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook (Nguồn: Báo điện tử vietnamnet ngày 01/6/2017). Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hóa, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?
Gợi ý đáp án
Việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam. Vì hành động đó đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin đó.
Giải Luyện tập Tin học 10 bài 2 trang 43
Em hãy viết một đoạn mô tả ngắn về lịch sử của tỉnh hay thành phố của em, trong đó sử dụng và có trích dẫn hợp lí những hình ảnh, tư liệu và lời bình luận từ những tài liệu thu thập được trên Internet.
Gợi ý đáp án
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những địa danh như Dương Hòa, Hòa Mỹ... là nơi ghi dấu bao chiến công oanh liệt, vang dội khắp cả nước. Trong suốt 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thừa Thiên Huế là một trong ba ngọn cờ đầu của cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam, vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng hoàn toàn, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chọn file cần tải:
- Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt
100.000+ -
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết
1.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm Hồn trương ba, da hàng thịt
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý thức tôn trọng người khác (2 Dàn ý + 14 mẫu)
100.000+ 4 -
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh (Sơ đồ tư duy)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận ý nghĩa của sự lắng nghe
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (71 mẫu)
100.000+ -
Kể về một việc làm tốt của em (79 mẫu)
100.000+ 1 -
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (5 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (10 mẫu + Sơ đồ tư duy)
50.000+
Mới nhất trong tuần
Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức
Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet
Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
- Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao
- Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
- Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python
- Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
- Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản
- Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
- Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh
- Bài 8: Câu lệnh lặp
- Bài 9: Thực hành câu lệnh lặp
- Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn
- Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện
- Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự - xử lí xâu kí tự
- Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu
- Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách
- Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách
- Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
- Bài 17: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính
- Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học
Chủ đề A (CS): Máy tính và xã hội tri thức
Chủ đề E (ICT): Ứng dụng tin học
- Không tìm thấy