Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình (7 mẫu) Văn thuyết minh lớp 9

TOP 7 bài Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình SIÊU HAY, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, công dụng của từng loại đồ dùng gia đình để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Thuyết minh đồ dùng gia đình

Mỗi đồ dùng trong gia đình lại có nguồn gốc, công dụng, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng khác nhau và không phải ai cũng nắm chắc điều đó. Vậy mời các em cùng tham khảo 7 bài thuyết minh về tủ lạnh, nồi cơm điện, phích nước, bàn là, quạt điện, cái kéo, đồng hồ treo tường trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Thuyết minh về chiếc đồng hồ treo tường

Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.

Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. Đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.

Phân loại đồng hồ:

– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.

– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…

– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn,…

Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.

Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ nên đã nghĩ đến việc chế tạo một thiết bị đo đếm thời gian. Chiếc đồng hồ treo tường ra đời thời kì đó đã chính xác đến từng giây.

Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn. Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.

Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo… Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ.

Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.

Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch… Những đồng hồ treo tường điện tử không có mặt chia vạch và kim sẽ hiển thị thời gian bằng bộ đếm số.

Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.

Bộ máy truyền động gồm: Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc.

Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây. Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.

Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy. Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định, thường là 15 phút một lần. Chuông báo thường là tiếng tích tắc, reng chuông hoặc một đoạn nhạc đơn âm. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.

Nguyên lý hoạt động: Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót, bộ quay trên đồng hồ tự động hoặc từ nguồn pin. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.

Những đồng hồ chạy bằng năng lượng dự trữ từ pin sẽ tự hoạt động đều đặn, cho đến khi nguồn năng lượng pin hết người ta sẽ thay pin khác. Còn những chiếc đồng hồ lên dây cót thì phải thường xuyên lên dây để chúng hoạt động chính xác.

Vai trò, ý nghĩa của đồng hồ trong đời sống: Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.

Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo. Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống. Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu một chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.

Sử dụng và bảo quản chiếc đồng hồ: Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát. Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.

Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định. Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ. Khi đồng hồ bị hư phải sửa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.

Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.

Thuyết minh về tủ lạnh

Tủ lạnh là "một thiết bị làm mát". Thiết bị gia dụng này bao gồm một ngăn cách nhiệt và nhiệt một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra môi trường bên ngoài, làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.

Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực phẩm phổ biến, bằng cách đó làm giảm tỉ lệ sinh sản của vi khuẩn. Do đó thiết bị này được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm.

Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil.

Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì dùng riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng gas khi bị ngắt đột ngột).

Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị sốc điện gây hư hỏng mát dây bên trong.

Khi xê dịch tủ phải bê thẳng đứng, lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30 phút (thời gian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).

Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt dán nóng xung quanh tủ. Vì tủ lạnh được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ.

Tủ lạnh duy trì một nhiệt độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước. Nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm dễ hư hỏng là từ 3-5 °C (37-41 °F). Tủ lạnh là một phát minh tương đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Tủ lạnh thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ rưỡi trước đó.

Thuyết minh nồi cơm điện

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.

Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài.

Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.

Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.

Nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra.

Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.

Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm bảo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc.

Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện.

Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.

Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.

Thuyết minh về cái phích nước

Nước là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Và để bảo quản và giữ nước được sạch, người ta sáng tạo ra những chiếc phích nước. Phích nước từ ngày ra đời đã là đồ vật không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày.

Chiếc phích nước đã ra đời từ rất lâu, trải qua bao năm tháng, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau, trong đó được gọi một cách trang trọng là "chiếc bình thủy" theo tên Hán Việt. Còn từ "phích" là do phiên âm tiếng Pháp mà ra. Phích nước ra đời từ một đất nước châu Âu xa xôi vào thế kỉ XIX, sau đó mới du nhập tới VIệt Nam.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước khác nhau, của nhiều nhãn hiệu, đa dạng về kích thước, chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa tới 2,5 đến 3 lít nước, nhỏ có thể chứa khoảng 1,5 lít. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh rất hiệu quả.

Một chiếc phích nước có hình trụ, chiều cao khoảng 50cm, đường kính khoảng 15 đến 17 cm, càng gần miệng phích thì càng thu hẹp lại, tùy thuộc vào mẫu mã thiết kế của nhà sản xuất. Một chiếc phích nước bình thường có hai phần, phần vỏ ngoài và phần ruột phích. Vỏ phích thường được làm bằng chất liệu nhựa hoặc sắt để tăng độ bền, không bị gỉ, chịu được va đập mạnh khi di chuyển. Quai phích được gắn ở phần trên vỏ phích, thường cùng chất liệu với vỏ để cầm, xách khi đi lại rất tiện dụng và an toàn. Bên cạnh đó, hông phích cũng được gắn một tay cầm đứng, để dùng khi rót nước từ bình ra rất thuận lợi. Áp với miệng vỏ là nút phích thường được làm bằng bấc hoặc bằng nhựa. Nút này đậy rất chặt để tránh nhiệt từ bên trong phích bị bay ra ngoài. Bên ngoài nút phích là nắp đậy, tạo sự cân đối cho chiếc phích và cũng có thể dùng là cốc để uống nước. Để tạo sức hút cho chiếc phích, các nhà sản xuất cho in lên vỏ phích rất nhiều những hình hoa văn trang trí, hình hoa, hình lá, hình cỏ cây, phong cảnh, đủ loại, đủ màu sặc sỡ. Ở nước ta, nhà máy sản xuất phích nổi tiếng nhất là Rạng Đông. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại phích nhập khẩu khác. Bộ phận quan trọng nhất của chiếc phích là ruột phích, được tráng bạc ở giữa, có 2 lớp thủy tinh mỏng, lòng phích được tráng bạc, ở giữa là chân để giữ nhiệt. Ruột phích cũng có hình trụ như vỏ phích. Đáy phích có van khí và núm thủy ngân để ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài

Chiếc phích được dùng để giữ nhiệt. Nếu một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt tốt trong vòng 6 tiếng, nước từ 100 độ giảm còn 70 độ. trong những hoàn cảnh cấp bách, người ta còn dùng để đựng cháo được lâu hơn. Chiếc phích ngày càng được cải tiến, hiện đại hơn, có loại có thể sử dụng để đun nước, có loại bình có hai ngăn một ngăn đựng nước nóng, một năng đựng nước lạnh

Để chọn phích cần phải có những lưu ý đặc biệt. Ruột phích là phần quan trọng nhất. Khi chọn phích cần phải mở nắp phích, nhìn vào từ bên trong, thấy lớp tráng bạc đều, có điểm màu nâu sẫm ở cuối giữa đáy, điểm để càng nhỏ thì thủy ngân càng tốt, càng giữ được nhiệt lâu. Bảo quản phích cũng cần chú ý. Khi mới mua về, trước khi sử dụng lần đầu tiên phải rót nước ấm vào phích nước, để khoản 30 phút rồi đổ đi, sau đó mới đổ nước vào sử dụng. Khi dùng phích lâu sẽ thấy có xuất hiện cặn màu vàng làm ảnh hưởng đến việc giữ nhiệt của phích.Khi đó chúng ta có thể dùng chanh để loại bỏ chúng. Nên để phích ở trên giá xa tầm tay trẻ nhỏ tránh làm các em bị bỏng. Khi rót nước sôi không nên rót đầy dễ bị tràn nhiệt ra ngoài.

Ngày nay, công nghệ phát triển, cho ra đời hàng trăm vật dụng khác nhau nhưng cái phích nước vẫn mãi là một đồ vật quan trọng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.

Thuyết minh cái bàn là

Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế

Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than nóng lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…

Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiệp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua.

Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.

Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.

Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.

Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng.

Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt. Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép.

Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.

Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị "để quên" không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.

Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là.

Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là. Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích.

Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường.

Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người.

Thuyết minh cái quạt điện

Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà ông cha ta đã sáng tạo ra nó để quạt mát khi trời oi bức, ngoài ra cái quạt cũng còn được vận dụng để làm vật trang trí treo trong nhà, dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa như múa...

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vào mùa hè thời tiết nóng bức nên nhu cầu làm mát rất phổ biến, cái quạt ra đời để giúp mọi người xua tan phần nào nóng bức đó.Quạt nói chung được chia thành 2 nhóm: Quạt bằng tay và Quạt máy.

Về quạt bằng tay có nhiều loại: Quạt nan (làm bằng nan cây tre), Quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), Quạt giấy (làm bằng giấy), Quạt bằng tấm xốp (làm từ sản phẩm bìa, xốp)... Để làm một chiếc quạt nan theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán.

Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Sau đó tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là chúng ta đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào.

Về Quạt máy (chạy bằng điện) cũng có nhiều loại: quạt để bàn, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió, quạt không cánh, quạt hơi nước... Để có một chiếc quạt máy, tùy theo nhu cầu làm mát và túi tiền, chúng ta có thể ra siêu thị điện máy hoặc cửa hàng điện để mua 1 chiếc quạt điện với đủ chức năng theo mong muốn. Mang quạt về, chúng ta chỉ việc cắm điện vào, bật quạt lên để làm mát cho cả nhà.

Về tính tiện lợi, quạt bằng máy có thể làm mát mạnh hơn, và vì máy chạy nên chúng ta không cần quạt tay vẫn có gió mát, tha hồ nằm ngủ, ngồi chơi hay làm bất kỳ điều gì mà gió vẫn cứ thổi mát cho chúng ta suốt ngày, không biết mệt mỏi; hơn thế nữa, ta có thể hẹn giờ mở, hẹn giờ tắt cho quạt máy rất tiện dụng. Tuy nhiên, khi không có điện thì quạt máy không hoạt động được, khi đó quạt tay sẽ là cái hữu dụng nhất cho mọi người.

Từ ngàn xưa, trên các làng quê Việt Nam đã có nhiều nghệ nhân làm quạt. Nhiều nhất là ở vùng quê Bắc Bộ. Đã có nhiều làng nghề làm quạt phát triển gắn bó cùng với những thăng trầm của quê hương. Đặc biệt, quạt đã trở thành hình tượng văn hóa nghệ thuật và ăn sâu vào đời sống văn hóa con người Việt Nam qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, chẳng hạn như chuyện Thằng Bờm là một ví dụ:

"Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu"

Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ "Gió từ tay mẹ" sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan, lời thơ có đoạn:

"Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày".

Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt "Nan- ti on- nan" của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm oxy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.

Ngày nay, em không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quạt mát đêm ngày như trong thơ, nhưng em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.

Thuyết minh về cái kéo

Kéo là một vật dụng vô cùng gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi gia đình chúng ta hay thậm chí là chính chúng ta đều luôn luôn sở hữu riêng cho mình một hay nhiều cây kéo với những công dụng và mục đích khác nhau. Đó là một vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết, quen thuộc đối với mỗi người trong gia đình, trong cuộc sống và nhất là trong các công việc.

Chiếc kéo được phát minh khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại. Chiếc kéo sớm nhất được biết đến xuất hiện ở đồng bằng Lưỡng Hà khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Đây là những chiếc kéo lò xo gồm hai lưỡi đồng được giữ áp sát vào nhau ở chỗ tay cầm bằng một miếng đồng cong, mỏng và linh hoạt nhằm để giữ hai lưỡi kéo tại đúng vị trí, cho phép chúng được ép sát lại nhau và kéo chúng ra xa khi người dùng bỏ tay ra. Kéo dùng lò xo tiếp tục được sử dụng ở châu Âu cho đến thế kỷ thứ 16. Tuy nhiên, kéo xoay bằng đồng hoặc sắt, trong đó lưỡi xoay tại một điểm giữa một tâm và tay cầm, tổ tiên trực tiếp của kéo hiện đại ngày nay, được người La Mã phát minh vào năm khoảng 100. Kéo sau đó được sử dụng phổ biến không chỉ ở La Mã cổ đại, mà còn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, và nguyên lý trên vẫn được dùng trong hầu hết các chiếc kéo ngày nay.

Kéo là dụng cụ cầm tay dùng để cắt đồ vật. Nó bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay quanh một trục cố định. Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, tương tự như chiếc kìm. Ngoài ra cũng có một số loại kéo nhỏ gọn không dùng đinh tán cố định hai nửa lưỡi kéo mà lợi dụng tính đàn hồi của kinh loại. Kéo được sử dụng để cắt đứt các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như: giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su, vải, sợi dây thừng và dây điện. Kéo cũng được dùng để cắt tóc, thực phẩm hoặc dùng trong phẫu thuật.

Như vậy, kéo quả thực là một vật dụng vô cùng gần gũi và thân thiết, quen thuộc đối với con người. Kéo mang lại vô cùng ích lợi trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mỗi chúng ta.

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
89
  • Lượt tải: 288
  • Lượt xem: 66.919
  • Dung lượng: 289,6 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 9
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan