Soạn bài Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 82 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một, củng cố lại kiến thức của bài 3.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 11: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một
1. Soạn bài Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một siêu ngắn
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?
Hướng dẫn giải:
- Bố cục:
- Phần 1. Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan
- Phần 2. Để phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới - Sơn Đoòng.
- Bố cục góp phần làm sáng tỏ nội dung cho nhan đề văn bản.
Câu 2. Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Dữ liệu và thông tin theo cách trật tự thời gian, ý chính và chi tiết, dựa vào nội dung trình bày trong văn bản
- Hiệu quả: nội dung rõ ràng, mạch lạc hơn
Câu 3. Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.
Hướng dẫn giải:
- Nội dung chính: khẳng định Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.
- Yếu tố hình thức: nhan đề, đề mục, sơ đồ, hình ảnh, chú thích
- Tác dụng của yếu tố hình thức: giúp văn bản trở nên trực quan, sinh động và dễ hiểu hơn
Câu 4. Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
Hướng dẫn giải:
- Thái độ: ca ngợi, tự hào, thán phục và trân quý
- Căn cứ: nội dung trình bày trong văn bản
Câu 5. Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Hướng dẫn giải:
- Thông tin chính: điểm đặc biệt của hai hố sụt, đặc điểm thảm thực vật của Hố sụt Khủng Long, đặc điểm thảm thực vật của vườn Ê-đam
- Vai trò: triển khai chi tiết thông tin
Câu 6. Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: có/không
- Nguyên nhân: tự giải thích
Câu 7. Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên.
Hướng dẫn giải:
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực, góp phần khẳng định giá trị, thế mạnh của ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Con người cần khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên một cách hợp lí, hiệu quả
2. Soạn bài Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một chi tiết
2.1 Trước khi đọc
Nhan đề Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một cho thấy văn bản muốn đề cập đến thông tin gì về hang Sơn Đoòng ?
Hướng dẫn giải:
Nhan đề cho thấy văn bản muốn đề cập đến những nét độc đáo, chỉ có ở hang Sơn Đoòng.
2.2 Đọc văn bản
Câu 1. Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin gì cho bạn? Cách trình bày các đề mục có gì đáng chú ý?
Hướng dẫn giải:
- Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cung cấp thông tin: hang Sơn Đoòng có những điều độc đáo.
- Các đề mục được in đậm, ngắn gọn.
Câu 2. Xác định dữ liệu và ý kiến/quan điểm của người viết trong đoạn văn “Theo số liệu chính xác .... quả là không giới hạn!”
Hướng dẫn giải:
- Dữ liệu: “Theo số liệu chính xác… đối sánh”
- Quan điểm của người viết: “Với kích cỡ… không giới hạn”.
Câu 3. Cụm từ “ngọc động” được thể hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng?
Hướng dẫn giải:
- Cụm từ “ngọc động” được hiểu là là những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, thường hình thành trong những ngăn “ruộng bậc thang” do canxi cấu thành…
- Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng với Sơn Đoòng.
Câu 4. Vì sao du lịch mạo hiểm, khám phá lại là hình thức khai thác du lịch phù hợp với hang Sơn Đoòng?
Hướng dẫn giải:
Hang Sơn Đoòng có những điều bí ẩn, kì thú để có thể khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá. Việc này cũng góp phần bảo vệ hang Sơn Đoòng.
2.3 Sau khi đọc
Câu 1. Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của văn bản. Bố cục ấy có mối quan hệ như thế nào với nhan đề của văn bản?
Hướng dẫn giải:
- Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “lối đi ra ngoài”: Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan
- Phần 2. Còn lại: để phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới - Sơn Đoòng.
- Bố cục góp phần làm sáng tỏ nội dung cho nhan đề văn bản, chứng minh hang Sơn Đoòng là độc nhất vô nhị.
Câu 2. Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo (những) cách nào? Dựa vào đâu bạn có thể xác định được như vậy? Nhận xét về hiệu quả của (các) cách trình bày ấy trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trật tự thời gian, ý chính và chi tiết, dựa vào:
- Trật tự thời gian với các sự kiện được kể lại theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại: “Sơn Đoòng được biết đến từ… 2010”
- Ý chính và chi tiết từ những dữ liệu chi tiết để làm sáng tỏ ý chính hang Sơn Đoòng được xem là kì quan đệ nhất “Theo số liệu… đi ra ngoài”.
- Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành hang động, cũng như làm rõ hơn thông tin, tăng tính thuyết phục cho bài viết.
Câu 3. Nội dung chính của văn bản này là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Hãy lí giải.
Hướng dẫn giải:
- Nội dung chính: cung cấp những minh chứng rõ ràng, khách quan để khẳng định Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.
- Văn bản sử dụng các yếu tố hình thức: nhan đề, đề mục, sơ đồ, hình ảnh, chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ.
- Tác dụng của yếu tố hình thức đối với việc biểu đạt nội dung chính của văn bản: nhan đề và hệ thống đề mục làm rõ bố cục, sơ đồ và hình ảnh giúp minh họa trực quan, chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ giúp bổ sung thêm thông tin.
Câu 4. Xác định thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản và chỉ ra căn cứ để xác định (những) thái độ đó.
Hướng dẫn giải:
- Thái độ:
- Ca ngợi, tự hào với những đặc điểm của hang Sơn Đoòng
- Thán phục trước tạo tác kì diệu của tự nhiên
- Trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương, đất nước qua việc đề xuất phát triển bền vững,...
- Căn cứ:
- Trình bày những dữ liệu thể hiện rõ đặc điểm của hang Sơn Đoòng nhằm tạo tính khách quan, thuyết phục.
- Chọn lựa các yếu tố hình thức hỗ trợ biểu đạt cao.
- Sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện thái độ trực tiếp.
- Trình bày ý kiến của chuyên gia hàng đầu,...
Câu 5. Tìm thông tin chính và các chi tiết được trình bày trong đoạn văn: “Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt ... cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểu sinh như tầm gửi, phong lan...”. Các chi tiết này đóng vai trò gì trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn?
Hướng dẫn giải:
- Thông tin chính: điểm đặc biệt của hai hố sụt, đặc điểm thảm thực vật của Hố sụt Khủng Long, đặc điểm thảm thực vật của vườn Ê-đam.
- Vai trò: triển khai chi tiết thông tin, tạo tính khách quan và làm rõ cho việc biểu đạt thông tin chính.
Câu 6. Bạn có đồng ý với quan điểm của người viết được thể hiện ở phần văn bản “Để phát triển hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng” không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: có/không
- Nguyên nhân: quan điểm hợp lí, đúng đắn/quan điểm còn thiếu, chưa đúng.
Câu 7. Đề tài của văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một có ý nghĩa như thế nào với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung? Từ đó, bạn có suy nghĩ gì về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên.
Hướng dẫn giải:
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực với ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Đề tài góp phần khẳng định giá trị, thế mạnh của ngành du lịch Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Góp phần làm rõ phát triển bền vững các kì quan thiên nhiên trong quá trình khai thác.
- Suy nghĩ về việc khai thác và bảo tồn các kì quan thiên nhiên: khai thác một cách hợp lí, có hiệu và và cần tích cực bảo tồn các kì quan thiên nhiên, có chính sách bảo vệ,...