Soạn bài Tầng hai Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 17 sách Cánh diều tập 2

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Tầng hai, sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Tầng hai
Soạn bài Tầng hai

Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Tầng hai

1. Chuẩn bị

- Tác giả Phong Điệp sinh năm 1976, quê ở Nam Định, là một nữ nhà văn của Việt Nam.

- Quan niệm về một cuộc sống hạnh phúc: bắt đầu từ những điều đơn giản, bình dị.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Hành động, ý nghĩ của nhân vật Phan như thế nào?

- Hành động: chẳng mấy khi động đến căn bếp, đi suốt ngày và chỉ trở về cái hộp chật hẹp của mình sau khi đã vô tuyến đã chuyển sang chương trình bản tin thời sự cuối ngày, se sẽ tắt máy rồi mới dắt xe vào nhà, xòe tay đỡ cho dòng nước khỏi tạo những âm thanh quá chói gắt.

- Suy nghĩ: lo lắng mình có thể gây ra cho họ những phiền toái.

=> Một người biết suy nghĩ, thận trọng.

Câu 2. Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thành nào lúc đêm khuya?

Những âm thanh: tiếng khóc, tiếng hỉ mũi rất to và những tiếng nấc tức tưởi.

Câu 3. Phan đã nảy ra ý định gì? Ý định ấy nảy ra khi nào?

- Phan đã nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba con người trên tầng hai.

- Ý định ấy nảy ra khi: các công việc đã được lập trình một cách rành mạch, Phan quyết định không nghĩ đến nữa và để cho đầu óc nhàn rỗi.

Câu 4. Cảnh sinh hoạt ở trên tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua những phương diện nào?

Cảnh sinh hoạt ở trên tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua những phương diện: hành động, lời nói của các nhân vật.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản.

- Tóm tắt văn bản: Phan đến thuê phòng của một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Cô sống ở dưới tầng một, thường trở về nhà khi đã muộn và cố gắng không làm ảnh hưởng đến những người sống ở tầng hai. Cô thường nằm nghĩ vẩn vơ hoặc tự rà soát lại công việc. Khi các công việc đã được lập trình một cách rành mạch, Phan quyết định không nghĩ đến nữa và để cho đầu óc nhàn rỗi. Lúc đó, cô nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người ở tầng hai. Từ âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, khi người vợ sinh con, cô muốn lên chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Khi nhìn thấy căn phòng của gia đình họ, cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình, đã lâu cô không về thăm họ. Có lẽ, vì vậy mà cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời.

- Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng và không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo trình tự thời gian.

Câu 2. Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào? Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

- Không gian: một ngôi nhà hai tầng, màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên ở Hà Nội.

- Thời gian: chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya.

- Tác giả viết truyện theo diễn biến thời gian các sự việc xảy ra, đan xen với các hồi ức, suy nghĩ nhân vật.

- Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng thể hiện sự đối lập giữa cuộc sống của Phan và gia đình sống ở tầng hai.

Câu 3. Nhân vật “bà mẹ” sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này.

- Nhân vật “bà mẹ”: tâm lí, yêu thương con cái

- Một số chi tiết:

  • Con trai về muộn, không báo khiến con dâu khóc nức nở, người mẹ đã an ủi, trách cứ con trai
  • Con trai đi qua đêm không về, người mẹ ngủ cùng con dâu, hỏi han con dâu có đói không,...
  • Khi có cháu, người mẹ chăm sóc chu đáo cho con dâu và đứa cháu

Câu 4. Ai là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan? Nêu các chi tiết trong truyện cho thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai gia đình.

- Người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan: Phan

- Những chi tiết: những câu văn bộc lộ suy nghĩ của Phan như “Tự nhiên Phan thấy hơi buồn cười”; “Cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào”; “Cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu”;...

Câu 5. Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hóa ra ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm.”? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em.

- Phan là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Trước đó, cô luôn nỗ lực làm việc, mong muốn giàu, được trọng vọng. Cho đến khi chứng kiến cuộc sống của gia đình sống trên tầng 2 - nơi cô ở trọ, Phan mới nhận ra hạnh phúc thì ra rất giản dị.

- Theo tôi, đây là chủ đề của truyện. Hạnh phúc ở ngay gần mỗi người, nó đến từ những điều giản đơn nhất.

Câu 6. Từ truyện ngắn Tầng hai, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại?

- Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa con người và con người thường trở nên xa cách do nhiều yếu tố (khoảng cách địa lí, guồng quay công việc,...)

- Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 20
  • Lượt xem: 1.030
  • Dung lượng: 194 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 11
Sắp xếp theo