So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939 Ôn tập Lịch sử 12

So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào cách mạng 1936 - 1939 là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Lịch sử cấp THPT. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được cách phân biệt. Vì vậy hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Phân biệt phong trào cách mạng 1930 - 1931 với 1936 - 1939 mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của 2 cuộc cách mạng này. Ngoài ra để nâng cao kiến thức lịch sử các bạn xem thêm so sánh cách mạng tư sản kiểu cũ và cách mạng tư sản kiểu mới.

So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939

1. Điểm giống nhau

- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi.

- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Quy mô: rộng lớn, mang tính thống nhất cao.

- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này

2. Điểm khác nhau

Nội dung so sánhPhong trào cách mạng 1930 - 1931

Phong trào cách mạng 1936 - 1939

Xác định kẻ thùThực dân Pháp và phong kiến tay sai.Bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai.
Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt

- Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

- Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.
Hình thức, phương pháp đấu tranhĐấu tranh bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật; hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ yếu là đấu tranh chính trị với các hình thức phong phú, đa dạng: mít tinh, biểu tình, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

Lực lượng và mặt trận

- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân.

- Xây dựng khối liên minh công nông.

- Chủ trương thành lập Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

- Đông đảo quần chúng nhân dân có mâu thuẫn với bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách tiến bộ, dân chủ của Mặt trận nhân dân Pháp và tay sai.

- Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1936); đến năm 1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Quy mô, địa bàn

- Diễn ra trên quy mô cả nước nhưng sôi nổi nhất là ở Nghệ An - Hà Tĩnh,...- Phong trào đấu tranh diễn ra trên cả nước, sôi nổi nhất là ở các đô thị lớn.
Bài học kinh nghiệm

- Xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

- Bài học vè tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, về tập hợp lực lượng,...

- Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

=> Nhận xét chung:

- Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đúng đắn linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử trong và ngoài nước.

- Hai phong trào cách mạng đều mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc.

- Chủ trương của Đảng về xác định lực lượng trong phong trào dân chủ năm 1936 - 1939 bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930).

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 33
  • Dung lượng: 105 KB
Sắp xếp theo