KHTN Lớp 6 Bài 53: Mặt trăng Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 183

Giải KHTN 6 Bài 53 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Mặt trăng thuộc Chương X: Trái đất và bầu trời.

Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 183, 184, 185, 186 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 53 mời các bạn theo dõi nhé.

Phần mở đầu

❓Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?

Trả lời:

Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.

Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau do phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng.

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy

Câu 1

❓Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?

Trả lời:

Trăng nửa đầu tháng

Trăng nửa cuối tháng

Giống nhau

Đều là Trăng khuyết

Khác nhau

- Thời điểm nhìn thấy: buổi chiều và đêm.

- Ở Bắc bán cầu: nhìn thấy bên phải của Mặt Trăng.

- Ở Nam bán cầu: nhìn thấy bên trái của Mặt Trăng.

- Hình ảnh Mặt Trăng có xu hướng tròn dần, tăng dần diện tích chiếu sáng.

- Thời điểm nhìn thấy: đêm và sáng sớm.

- Ở Bắc bán cầu: nhìn thấy bên trái của Mặt Trăng.

- Ở Nam bán cầu: nhìn thấy bên phải của Mặt Trăng.

- Hình ảnh Mặt Trăng có xu hướng giảm dần diện tích chiếu sáng.

Câu 2

❓Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?

Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:

  • Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần
  • Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần.

Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

Câu 1

❓ Mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.

Trả lời:

Học sinh hoạt động thực hành trên lớp theo nhóm.

Câu 2

❓ Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi quan sát thấy bán nguyệt.

Trả lời:

Sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi quan sát thấy bán nguyệt.

Sơ đồ

Em có thể?

❓Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?

  • Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).
  • Nhìn thấy hình dạng không Trăng ta đoán là ngày mùng 1 (đầu tháng).
  • Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng
  • Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng
Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 99
  • Lượt xem: 3.496
  • Dung lượng: 151 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo