KHTN Lớp 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 176

Giải KHTN 6 Bài 51 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Tiết kiệm năng lượng thuộc Chương IX: Năng lượng.

Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 176, 177, 178 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 51 mời các bạn theo dõi nhé.

Phần mở đầu

❓Chỉ ra những chi tiết trong hình bên có sự lãng phí năng lượng. Em hãy đưa ra các gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó.

Tiết kiệm năng lượng

Trả lời:

Sự lãng phí năng lượng trong hình là:

  • Trời sáng nhưng vẫn bật đèn.
  • Tivi không dùng nhưng vẫn mở
  • Hai nồi trên bếp đã sôi nhưng không tắt bếp
  • Ấm nước đã sôi nhưng không rút điện.

=> Cần phải tắt các thiết bị sử dụng năng lượng khi đã sử dụng xong hoặc khi không cần thiết.

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

Câu 1

❓Hãy nêu một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường.

Trả lời:

Một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường là:

  • Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
  • Sử dụng điều hòa khi cửa sổ vẫn mở.
  • Ban ngày, trời nắng nhưng không tận dụng ánh sáng mặt trời mà bóng đèn vẫn bật.
  • Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

Câu 2

❓Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

Trả lời:

Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

  • Tắt các thiết bị điện khi ra về, khi không sử dụng.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày
  • Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa.
  • Sử dụng nước hợp lí, không lãng phí
  • Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

II. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

Câu 1

❓Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

g) Bật tivi xem cả ngày.

h) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

i) Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa, ...) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

Trả lời:

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là: a; b; c; d; e; h; i

Câu 2

❓Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu “X” vào các cột thích hợp trong bảng. Ví dụ, biện pháp a) đã được đánh dấu “X” vào các cột mô tả tương ứng để minh họa.

Bảng 51.1

Biện phápTiết kiệm điệnTiết kiệm nướcTiết kiệm nhiên liệuDùng nguồn năng lượng tái tạo
a)x?xx
b)????
????

Trả lời:

Biện phápTiết kiệm điệnTiết kiệm nướcTiết kiệm nhiên liệuDùng nguồn năng lượng tái tạo
a)x?xx
b)x?x?
c)x?xx
d)x?x?
e)x?x?
h)?x?x
i)xxx?

Hoạt động

❓Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn có độ sáng như nhau.

Bảng 6.2

Loại đèn

Thời gian thấp sáng tối đa

Điện năng tiêu thụ trong 1h

Giá

Dây tóc

(220V – 75W)

1000 h

0,075 kW.h

5 000 đồng

Compact

(220V – 20W)

5000 h

0,020 kW.h

40 000 đồng

Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn (Bảng 6.2), em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm. Từ đó, đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

Trả lời:

1 ngày đèn hoạt động 12 giờ

1 năm = 365 ngày

Thời gian bóng đèn hoạt động trong 1 năm là:

t = 365.12 = 4380 (giờ)

* Bóng đèn dây tóc:

Số bóng đèn sử dụng trong 1 năm là:

n=\frac{4380}{1000}=4,38 (bóng)

Chi phí mua bóng đèn là:

4,38 x 5000 = 21900 (đồng)

Tiền điện phải trả là:

4380 x 0,075 x 1500 = 492750 (đồng)

* Bóng đèn compact:

Số bóng đèn sử dụng trong 1 năm là:

n=\frac{4380}{5000}=0,876 (bóng)

Chi phí mua bóng đèn là:

0,876 x 40000 = 35040 (đồng)

Tiền điện phải trả là:

4380 x 0,020 x 1500 = 131400 (đồng)

=> Cần hạn chế sử dụng bóng đèn sợi đốt và nên thay thế bằng bóng đèn compact để tiết kiệm điện và tiết kiệm tiền chi tiêu.

Em có thể?

Câu 1: Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

a. Tái sử dụng và tái chế có những lợi ích gì?

b. Tại sao cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa và nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy?

c. Em và các bạn trong nhóm hãy giới thiệu một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

Trả lời:

a. Lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

- Giảm lượng rác thải tại các bãi rác: Việc tái chế rác thải và tái sử dụng giúp giảm lượng rác thải tại các bãi tập rác và hạn chế được lượng thải các độc tố ra ngoài môi trường.

- Giảm ô nhiễm môi trường: Khi các lượng rác thải được tái chế thì sẽ ít bị đốt hoặc chôn lấp, nên tránh được ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

- Giảm tiêu thụ năng lượng: Việc sử dụng rác thải hay phế liệu để tái chế lại thành sản phẩm mới. Sẽ tốn ít năng lượng hơn so với việc tạo các sản phẩm đấy từ các nguồn nguyên chất.

- Giảm chi phí:

  • Việc tái sử dụng rác thải sẽ tiết kiệm được chi phí cho nguồn tài nguyên của các công ty, nhà máy xí nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí xử lý rác thải.

b. - Cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, vì:

  • Chúng khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên: Túi nilon bé nhỏ và mỏng manh cần có quá trình phân hủy kéo dài từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng Mặt Trời.
  • Chúng bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi làm tắc nghẽn cống, rãnh, sông,…gây ứ đọng nước thải và ngập ứng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Chúng làm môi trường đất, nước bị ô nhiễm và làm ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới sức khỏe con người.

- Nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy:

  • Chúng có thể dễ dàng tái chế và chế tạo thành nhiều sản phẩm hơn nhựa và nilong
  • Phân hủy nhanh trong môi trường
  • An toàn cho sức khỏe con người
  • Bảo vệ môi trường

c. Một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

  • Sử dụng các chai nhựa để trồng cây
  • Chế tạo túi nilong thành cây trang trí phòng học

Câu 2: Nếu được đề cử là một “Đại sứ môi trường” của nhà trường, em hãy đề ra một “dự án” để góp phần bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Hình 51.1

Trả lời:

- Dự án bảo tồn năng lượng là tiết kiệm năng lượng dẫn tới tăng vốn tài chính, chất lượng môi trường, an ninh cá nhân và là một phần quan trọng của giảm bớt biến đổi khí hậu. Để bảo tồn năng lượng, sẽ thực hiện bằng cách phối hợp giữa sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm tiêu thụ năng lượng từ các nguồn năng lượng truyền thống.

+ Tắt và ngắt hẳn khỏi nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện

+ Thay dần các thiết bị điện truyền thống thành các thiết bị điện dán nhãn tiết kiệm năng lượng.

+ Sử dụng tối đa năng lượng tái tạo trong các hoàn cảnh có thể sử dụng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió,….).

- Dự án bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe của mỗi con người.

+ Giữ gìn cây xanh.

+ Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.

+ Nói KHÔNG với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày.

+ Giảm sử dụng túi nilong, chai nhựa; tăng sử dụng túi vải, giấy,…

Điều quan trọng nhất trong việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường chính là nâng cao ý thức sống và trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường mình ở.

+ Tái sử dụng và tái chế các đồ từ rác thải.

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 74
  • Lượt xem: 5.143
  • Dung lượng: 243,2 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo