Giáo án Công nghệ 12 năm 2023 - 2024 Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 12

Giáo án Công nghệ 12 năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 12 của mình. Giáo án Công nghệ 12 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án Ngữ văn 12.

Giáo án Công nghệ 12 Học kì 1

Tuần 1,2 – Tiết 1,2

Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế .

2. Kỹ năng

+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Liên hệ thực tế, thảo luận tìm hiểu kiến thức.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm bằng hệ thống câu hỏi;

- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;

II. Chuẩn bị của GV & HS

1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài 2 ; Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK; Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

2. Học sinh: Tham khảo bài mới. Sưu tầm các linh kiện điện trở các loại, tụ cuộn cảm.

III. Chuỗi các hoạt động học

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

NỘI DUNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Nêu một số nhiệm vụ yêu cầu :

* Hãy kể tên một số linh kiện điện tử thường dùng mà em biết?

* Hãy nêu một số cách truyền thông tin hiện đại ?

- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.

- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Dẫn dắt vào bài: Vậy bài này ta nghiên cứu 3 nội dung chính:

- Điện trở

- Tụ điện

- Cuộn cảm

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Chia thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm liệt kê ra giấy các linh kiện điện tử thường dụng

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia lớp học thành 3 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nọi dung kiến thức của bài: Điện trở, Tụ điện, Cuộn cảm

- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.

- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.

Nhóm 1: Trả lời PHT số 1

- Điện trở có công dụng gì?Điện trở có cấu tạo như thế nào?

- Có mấy loại điện trở?

- Chứng minh công dụng điện trở?

- Cho một số thông số về điện trở hãy đọc thông số đó

Nhóm 2: Trả lời PHT số 2

- Tụ điện có công dụng gì? Tụ điện có cấu tạo như thế nào?

- Có mấy loại tụ điện?

- Chứng minh công dụng tụ điện?

- Cho một số thông số về tụ điện hãy đọc thông số đó

Nhóm 3: Trả lời PHT số 3

- Cuộn cảm có công dụng gì? Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào?

- Có mấy loại cuộn cảm?

- Chứng minh công dụng cuộn cảm?

- Cho một số thông số về cuộn cảm hãy đọc thông số đó

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

I. Điện trở:

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.

a. Công dụng : Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

b. Cấu tạo

Bằng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.

c. Phân loại : Theo: Công suất; Trị số; Trị số điện trở thay đổi theo tác động .

d. Kí hiệu (SGK)

2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở

a. Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

+ Đơn vị: Ôm ( )

+ 1k =103; 1M=106

b. Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng.

Đơn vị đo là oát : W.

II. Tụ điện:

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.

a. Công dụng : Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.

b. Cấu tạo : là tập hợp hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.

c. Phân loại : (SGK)

d. Kí hiệu : (SGK)

2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện

a. Trị số điện dung : Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.

Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số :

1 F =10-6F ; 1 nF =10-9F ;1 pf = 10-12F.

b.Điện áp định mức ( Uđm)

c. Dung kháng của tụ điện (XC)

III. Cuộn cảm:

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

a. Công dụng : Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.

b. Cấu tạo : Dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.

c. Phân loại : Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

d. Kí hiệu : (SGK)

2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm

a. Trị số điện cảm : Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.

Đơn vị đo là Henry ( H ). Các ước số :

1 mH =10-3H ; 1 H =10-6H

b. Hệ số phẩm chất (Q)

c. Cảm kháng của cuộn cảm (XL)

XL= 2fL

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu HS: Đọc thông số của một vài điện trở , tụ điện , cuộn cảm.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu HS: tự tìm một số linh kiện điện tử : điện trở , tụ điện , cuộn cảm trong các thiết bị điện tử

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Công nghệ 12 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10
  • Lượt xem: 106
  • Dung lượng: 690,8 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo