Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 12 (Cấu trúc mới)

Đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

Đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo cấu trúc đề minh họa từ năm 2025. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 12 Chân trời sáng tạo

SỞ GD&ĐT …

TRƯỜNG THPT ………

--------------------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

Năm học: 2024 – 2025

Môn thi: Sinh học 12

Thời gian làm bài:...phút

PHẦN I: TN LỰA CHỌN 1 PHƯƠNG ÁN ĐÚNG

Câu 1. Trong cơ chế di truyền phân tử, thành phần nào trực tiếp biểu hiện thành tính trạng?

A. ADN.
B. mARN.
C. Prôtêin.
D. tARN.

Câu 2. Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?

A. ARN
B. Prôtêin.
C. Lipit.
D. ADN.

Câu 3. Phiên mã là quá trình tổng hợp

A. ARN.
B. ADN.
C. lipit.
D. prôtêin.

Câu 4. Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại ađênin của mạch mã gốc liên kết với nuclêôtit loại nào của môi trường nội bào?

A. Uraxin.
B. Timin.
C. Guanin.
D. Xitôzin.

Câu 5. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UAX3’.
B. 5’UGX3’.
C. 5’UGG3’.
D. 5’UAG3’.

Câu 6. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y.

Câu 7. Mạch khuôn của gen có đoạn 3’ TATGGGXATGTA 5’ thì mARN được phiên mã từ đoạn mạch khuôn này có trình tự nucleotit là

A. 3’AUAXXXGUAXAU5’.
B. 5’AUAXXXGUAXAU3’.
C. 3’ATAXXXGTAXAT5’.
D. 5’ATAXXXGTAXAT3’.

Câu 8. Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gia cầm xác định được vật chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 27% A, 19% U, 23% G, 31% X. Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là:

A. ADN mạch kép.
B. ADN mạch đơn.
C. ARN mạch kép.
D. ARN mạch đơn.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?

A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 10: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtit khác loại thì

A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.

Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nuclêôtit bình thường
nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?

A. Ađêmin
B. Timin
C. Xitôzin
D. 5 - BU

Câu 11: Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do

A. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể thường.
B. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể thường.
C. lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính.
D. chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 12: Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?

1. Mất đoạn.

2. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

Phương án đúng là

A. 1, 2, 3, 5.
B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 5.
D. 1, 2, 4.

Câu 13: Đột biến đảo đoạn NST có thể gây ra sự hỏng một gen nào đó trong trường hợp

A. vị trí đứt ở vùng liền kề một gen nào đó.
B. vị trí đứt ở giữa gen.
C. vị trí đứt không thuộc vùng mã hóa một gen nào đó.
D. vị trí đứt ở danh giới giữa hai gen.

Câu 14: Cơ chế hình thành hợp tử XYY ở người có liên quan đến

A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bàoI của giảm phân tạo giao tử XX.
B. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảmphân tạo giao tử YY.
C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảmphân tạo giao tử XX và YY.
D. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.

,............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Sinh 12

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨