Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 12 (Cấu trúc mới - Có đáp án)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK theo cấu trúc đề minh họa từ năm 2025. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều năm 2024 - 2025
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12
SỞ GD & ĐT … TRƯỜNG THPT ……… -------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Năm học: 2024 – 2025 Môn thi: NGỮ VĂN. Khối 12 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI)
(Trích)
[…]
“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuống lên cho Việt ăn... Nhưng mấy giọt mưa lất phất trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn. Một sự vắng lặng như từ trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẻ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến đi rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến, nhưng chân tay không nhấc lên được. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mua ngoài vàm sông", cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc...
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lăng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng môi và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hỏi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra... Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong…
(Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Câu văn: “Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.” là lời của ai?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc đặt điểm nhìn vào nhân vật Việt trong đoạn trích trên.
Câu 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt?
Câu 5. Bằng việc tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật Việt trước khó khăn, kết hợp với hiểu biết xã hội của em, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trả lời cho câu hỏi: Bạn sẽ làm gì trước những khó khăn, thử thách?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích nhân vật Việt qua lời kể chuyện, điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên.
Câu 2: (4 điểm)Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hiện tượng một số bạn trẻ ngày nay bất chấp tất cả để trở nên nổi tiếng.
-----------------------------HẾT--------------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Truyện được kể theo ngôi:Ngôi thứ ba Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. | 0,5 |
2 | Câu văn: “Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.” là lời của nhân vật Việt. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm | 0,5 | |
3 | Hiệu quả của việc đặt điểm nhìn vào nhân vật Việt: - Giúp câu chuyện chân thực, gần gũi, giàu cảm xúc. - Phù hợp với tâm lí, lứa tuổi. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm | 1,0 | |
4 | “Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ” đối với nhân vật Việt : Vì đây là âm thanh tiếng súng mà đồng đội bắn. Nó gọi Việt phải bước tiếp để sống để trả thù quân địch. Tiếng súng xung trận đã tiếp thêm sức mạnh cho tiếng gọi Việt quay trở lại sự sống. Hướng dẫn chấm: - Trả lờitương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm - Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. | 1,0 | |
5 | Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn khoảng 7 – 10 câu. Có lập luận hợp lí. Có thể hướng đến các việc làm như: Không bỏ cuộc; không nản chí; luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng… Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm - Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 6,0 |
| 1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản ……. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: …… - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ýc. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm; tiến hành phân tích nhân vật thông qua điểm nhìn và lời kể Sau đây là một hướng gợi ý: +Giới thiệu chung về nhân vật + Việt là người dũng cảm, gan dạ, luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu HS có thể lấy dẫn chứng từ lời kể và cảm nghĩ của nhân vật và phân tích . + Việt là người có tinh thần đồng đội và luôn nghĩ về đồng đội của mình HS có thể lấy dẫn chứng từ lời kể và cảm nghĩ của nhân vật và phân tích + Việt là người giàu tình cảm, yêu thương gia đình Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, Việt vẫn luôn nhớ về má, về gia đình, về chị Chiến về cha,… - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 0,25 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
| 2 | Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề:Hiện tượng một số bạn trẻ bất chấp tất cả để trở nên nổi tiếng. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng một số bạn trẻ bất chấp tất cả để trở nên nổi tiếng. | 0,5 | ||
*Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức, dung lượng bài văn; diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...Học sinh có thể trình bày bài văn theo các cách hợp lí. *Yêu cầu về nội dung: - Nêu đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng một số bạn trẻ bất chấp tất cả để trở nên nổi tiếng. - - Thực trạng: Nhiều bạn trẻ bỏ học để chạy theo các chương trình truyền hình thực tế; họ làm những trò lố bịch trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý, họ phát ngôn gây sốc, phản ảnh… nhằm đạt được sự nổi tiếng. - - Tác hại: Muốn nổi tiếng bằng mọi giá khiến giới trẻ lầm đường lạc lối, dễ đánh mất tương lai; các hành động của họ có thể gây tổn hại cho người khác; làm mất trật tự an ninh xã hội; làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế… - - Nguyên nhân: Do các bạn trẻ không phân biệt được giữa nổi tiếng và tai tiếng; do sự bùng nổ của các chương trình truyền hình thực tế khiến các bạn trẻ ảo tưởng về danh vọng, do gia đình thiếu định hướng quan tâm… - - Giải pháp: Gia đình và nhà trường cần hướng dẫn, định hướng rõ ràng qua công tác hướng nghiệp, để bạn trẻ thấy rằng danh vọng thật sự bền vững khi có sự kết hợp giữa tài năng và sự nỗ lực của bản thân, và cái giá phải trả của danh vọng là không hề rẻ; nhà nước cần có các biện pháp quản lý thích hợp để hạn chế những chương trình truyền tải những thông điệp sai lầm về sự nổi tiếng - Bài học nhận thức và hành động. * Sáng tạo: Có cách giải quyết vấn đề mới, phù hợp | 1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | |||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | |||
Tổng điểm | 10,0 |
===HẾT===