Biên bản nhận xét, đánh giá các bộ sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 - 2025 Biên bản họp tổ chuyên môn chọn sách SGK lớp 5 mới

Biên bản nhận xét, đánh giá các bộ sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 - 2025 của tổ chuyên môn mang tới đầy đủ nội dung nhận xét các môn học của 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để viết biên bản nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024 - 2025, góp phần nâng cao chất lượng bộ sách giáo khoa lớp 5 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Biên bản nhận xét, đánh giá các bộ sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 - 2025

UBND HUYỆN……
TRƯỜNG TIỂU HỌC….
TỔ CHUYÊN MÔN 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày 23 tháng 2 năm 2024

BIÊN BẢN
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
Năm học 2024 - 2025

I. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 14 giờ 30 phút, ngày 23 tháng 02 năm 2024.

- Địa điểm: Phòng hội đồng.

II. Thành phần tham dự:

- Chủ tọa: …………….

- Thư ký:…………….

+ Thành viên:

- …………….

- …………….

- …………….

- …………….

III. Nội dung:

1. Tổ trưởng chuyên môn thông qua các văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp Năm năm học 2023 – 2024:

Căn cứ Quyết định…… của Uỷ ban Nhân dân Thành phố ……..Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn………

Căn cứ Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (QĐ4119);

Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (QĐ392);

Căn cứ Kế hoạch …….của Trường Tiểu học……. về lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025.

Tổ chuyên môn tổ 5 xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024 - 2025 như sau:

* Tổ trưởng chuyên môn triển khai các bước lựa chọn sách giáo khoa:

- Làm việc cá nhân: Các thành viên tổ chuyên môn nghiên cứu tất cả các đầu sách được giới thiệu.

- Làm việc nhóm, thảo luận trong tổ chuyên môn:

+ Các thành viên tổ chuyên môn trình bày nhận định những điểm nổi bật và những hạn chế của từng bộ sách. Cụ thể như sau:

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. NỘI DUNG NHẬN XÉT MÔN TIẾNG VIỆT

1.1. Sách giáo khoa môn TIẾNG VIỆT – Tiếng Việt 5

Tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên) (Tập 1: Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Trịnh Cẩm Lan - Tập 2: Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

* Nhận xét chung:

Ưu điểm:

- Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Hình ảnh minh họa sống động, đẹp mắt tạo cảm giác gần gũi, hứng thú giúp HS phát triển trí tưởng tượng, làm giàu ngôn ngữ.

- Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Các bài học/chủ đề trong SGK được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, nội dung hấp dẫn, thú vị, bổ ích, có quan hệ liên môn logic và phát huy được tính sáng tạo của bản thân (năng lực ngôn ngữ, văn học).

- Hạn chế:

- Kênh chữ của sách, lượng kiến thức cung cấp trong mỗi bài ở hoạt động "Đọc và mở rộng" còn khó với học sinh.

- Một số bài cần thu nhỏ tranh minh họa vì nó làm mờ đi nội dung bài học (VD: bài 1/tr8, 3/tr16 HK2).

* Nhận xét từng tiêu chí:

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

1. Tiêu chí phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh Thành phố; giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của nước Việt Nam; sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Nhận xét: Nội dung bài giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Minh chứng:

- Tuần 2 - Bài 4: Đọc: Bến sông tuổi thơ - trang 23

- Tuần 19 - Bài 2: Đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Tập 2 – trang 13

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Nhận xét: Nội dung bài có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày.

- Minh chứng:

- Tuần 2 - Bài 2: Đọc Cánh đồng hoa- trang 13

- Tuần 23 - Bài 10: Đọc: Những búp chè trên cây cổ thụ - Tập 2 – trang 48

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

- Nhận xét: Nội dung, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt.

- Minh chứng:

- Tuần 14 - Bài 25: Đọc: Tiếng dàn ba la lai ca trên sông Đà - trang 122

- Tuần 24 - Bài 26: Đọc: Trí tưởng tượng phong phú – trang 127

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhận xét: Nội dung bài hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Minh chứng:

- Tuần 7 – Bài 13: Đọc: Những ngọn núi nóng nảy – trang 68

- Tuần 33 - Bài 28: Đọc: Giờ trái đất - Tập 2 – trang 135

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; giáo dục gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Nhận xét: Nội dung bài tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Minh chứng:

- Tuần 8- Bài : Đọc: Bài ca về mặt trời- trang 72

- Tuần 25 - Bài 14: Đọc: Đường quê Đồng Tháp Mười - Tập 2 – trang 66

2. Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhận xét: Nội dung bài phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu.

- Minh chứng:

- Tuần 11 - Bài 19: Đọc: Trải nghiệm để sáng tạo – trang 98

- Tuần 12 - Bài 21: Đọc: Làm thỏ con bằng giấy - Tập 1 – trang 93

b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại; đáp ứng tốt, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Nhận xét: Nội dung bài Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại

- Minh chứng:

- Tuần 12 - Bài 21 Đọc: Thế giới trong trang sách – trang 105

- Tuần 17 - Bài 31: Đọc: Một ngôi chùa độc đáo – trang 102

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường - lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo; phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

- Nhận xét: Nội dung bài phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

- Minh chứng:

- Tuần 24 - Bài 26: Đọc: Trí tưởng tượng phong phú – trang127

- Tuần 21 - Bài 5: Đọc: Tờ báo tường của tôi - Tập 2 – trang 24

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và xây dựng xã hội học tập.

- Nhận xét: Nội dung bài có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá.

- Minh chứng:

- Tuần 2 - Bài 3: Đọc: Anh em sinh đôi - Tập 1 – trang 16

- Tuần 8 - Bài 15: Đọc: Gặt chữ trên non - Tập 1 – trang 63

1.2. Sách giáo khoa môn TIẾNG VIỆT – Tiếng Việt 5

Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng Chủ biên), Vũ Thị Ân, Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm.

- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

* Nhận xét chung

Ưu điểm:

- SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học, hiện đại, thiết thực; đảm bảo được các yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.

- Cấu trúc nội dung sách giáo khoa được chia thành các chủ điểm gần gũi với HS, có tính kế thừa các lớp dưới tạo cơ hội, điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Chất lượng sách (giấy in, độ bền, độ nét của chữ...) tốt, không có lỗi in ấn và có giá thành hợp lý, tương đối phù hợp với điều kiện dạy - học ở địa phương.

- Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Hạn chế:

Biểu tượng của bộ sách ở một số bài cần thu nhỏ lại vì hơi rối mắt khi đọc.

* Nhận xét từng tiêu chí:

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa

1. Tiêu chí phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh Thành phố; giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của nước Việt Nam; sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Nhận xét: Nội dung bài giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh thành phố.

- Minh chứng:

- Tuần 7 - Bài 5: Đọc: Lớp học trên đường - Tập 1 – trang 60

- Tuần 20 - Bài 3: Đọc: Mùa xuân em đi trồng cây - Tập 2 – trang 17

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Nhận xét: Nội dung bài có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày.

- Minh chứng:

- Tuần 7 - Bài 6: Đọc: Luật trẻ em - Tập 1 – trang 65

- Tuần 14 - Bài 2: Đọc: Một ngày ở Đê Ba - Tập 1 – trang 121

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

- Nhận xét: Nội dung bài chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

- Minh chứng:

- Tuần 15 - Bài 3: Đọc: Ca dao về lễ hội - Tập 1 – trang 125

- Tuần 14 - Bài 2: Nói và nghe: Trao đổi ý kiến với người thân Chung tay vì cộng đồng - Tập 1 – trang 122

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhận xét: Nội dung bài hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

- Minh chứng:

- Tuần 34 - Bài 6: Đọc: Thành phố nối hai châu lục - Tập 2 – trang 129

- Tuần 25 - Bài 6: Đọc: Một bản hùng ca - Tập 2 – trang 65

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; giáo dục gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Nhận xét: Nội dung bài Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực chủ động học tập

- Minh chứng:

Tuần 14 - Bài 2: Đọc: Một ngày ở Đê Ba - Tập 1 – trang 121

- Tuần 15 - Bài 3: Đọc: Ca dao về lễ hội - Tập 1 – trang 125

2. Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhận xét: Nội dung bài Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên

- Minh chứng:

- Tuần 7 - Bài 6: Nói và nghe: Tranh luận theo chủ đề Bổn phận của trẻ em - Tập 1 – trang 66

- Tuần 14 - Bài 2: Đọc: Một ngày ở Đê Ba - Tập 1 – trang 121

b) Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại; đáp ứng tốt, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Nhận xét: Nội dung bài phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Minh chứng:

- Tuần 24 - Bài 4: Đọc: Vịnh Hạ Long - Tập 2 – trang 56

- Tuần 28 - Bài 1: Đọc: Vì đại dương trong xanh - Tập 2 – trang 85

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường - lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo; phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

- Nhận xét: Nội dung bài phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

- Minh chứng:

- Tuần 15 - Bài 3: Đọc: Ca dao về lễ hội - Tập 1 – trang 125

- Tuần 26 - Bài 7: Đọc: Việt Nam - Tập 2 – trang 69

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và xây dựng xã hội học tập.

- Nhận xét: Nội dung bài đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy

- Minh chứng:

- Tuần 23 - Bài 1: Đọc: Sự tích con Rồng cháu Tiên - Tập 2 – trang 42

- Tuần 25 - Bài 6: Đọc: Một bản hùng ca - Tập 2 – trang 65

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Biên bản nhận xét, đánh giá các bộ sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 - 2025

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 529
  • Lượt xem: 2.951
Sắp xếp theo