Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Bài thu hoạch chọn sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 - 2025

Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 năm 2204 - 2025 giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới để viết bài thu hoạch của mình.

Với 11 môn: Đạo đức, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Toán, sẽ giúp thầy cô đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất chọn các bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm phiếu nhận xét SGK lớp 5.

Mẫu bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa lớp 5

BÀI THU HOẠCH
Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa lớp 5
Năm học 2024 - 2025

Họ và tên: .............. - Tổ chuyên môn: 4+5

Đơn vị: Trường Tiểu học ..............

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 V/v Phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ vào Thông tư số 27/2023/BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 V/v Phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-UBND ngày … tháng … năm 20… của Ủy ban nhân dân thành phố …. về việc ban hành Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố ..............;

Thực hiện Công văn số …/GM-SGDĐT ngày … tháng … năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo .............. về việc tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 5 theo CTGDPT 2018 được BGDĐT phê duyệt;

Thực hiện Công văn số … /PGDĐT-GDTH ngày … tháng … năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện ……. về việc hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa từ năm học 2024-2025;

Thực hiện theo sự phân công của nhà trường.

Sau thời gian nghiên cứu các bộ sách giáo khoa lớp 5 theo chương trình GDPT 2018, tôi xin có những ý kiến đối với từng môn ở từng bộ sách như sau:

1. MÔN: ĐẠO ĐỨC

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Thị Toan - Trần Thành Nam

Nhà xuất bản: NXB DG Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Các tình huống, hoạt động tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ phù hợp với địa phương.

- Cấu trúc SGK có tính mở giúp GV chủ động điều chỉnh nội dung cũng như thời gian môn học cho phù hợp với tình hình địa phương.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với học sinh.

- Đảm bảo tính khoa học phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực học sinh địa phương.

- Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS.

* Nhược điểm:

- Các tình huống và hành vi trong một số bài học chưa phù hợp với học sinh nông thôn.

* Đề xuất: Lựa chọn

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Huỳnh Văn Sơn

Nhà xuất bản: NXB DG Việt Nam

* Ưu điểm

* Đảm bảo phù hợp đặc điểm KT-XH:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

* Điều kiện tổ chức dạy và học:

- Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có những tình huống liên hệ thực tế để học sinh giải quyết.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí. Thứ tự các chủ đề phù hợp với tâm lí học sinh lớp 4.

- Sách có nhiều tranh ảnh phù hợp với hành vi đúng - sai, làm nổi bật nội dung bài học cần đạt.

- Câu lệnh trong các bài ngắn gọn, dễ hiểu.

- Bộ sách giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

* Hạn chế

- Nội dung một số bài và kênh hình quá nhiều, HS thiếu tập trung vào bài.

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Nhà xuất bản: Đại học SP

* Ưu điểm

* Đảm bảo phù hợp đặc điểm KT-XH:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS.

* Điều kiện tổ chức dạy và học:

- Các chủ đề/bài học trong SGK phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Nội dung SGK có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn kết với thực tiễn giúp phát huy tối đa năng lực người học.

- Giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS.

- Mỗi hoạt động được thể hiện thông qua các câu hỏi phù hợp, tình huống thực tế gần gũi với HS. Tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

* Hạn chế

- Nội dung có bài thể hiện khá dài.

2. MÔN: KHOA HỌC

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phan Thanh Hà (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Liên, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Đào Thị Sen

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương

- Hình ảnh đẹp, sáng tạo, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Bộ sách có nội dung và hình ảnh minh họa ở từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.

- Cấu trúc SGK: có đầy đủ các thành phần cơ bản như: chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- Nội dung kiến thức các bài học gắn với đời sống thực tiễn.

b. Hình thức:

- SGK được trình bày hấp dẫn, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo hứng thú cho HS.

- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học , khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

* Nhược điểm: Nội dung cần được mở rộng hơn nữa để các em hiểu bài rõ hơn và từ đó vận dụng được vào thực tế cuộc sống.

* Đề xuất: Đề xuất chọn sách Khoa học 5.

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thanh Sơn.

Nhà xuất bản: - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK gắn với thực tiễn, có tính kế thừa, sáng tạo. Các chủ đề/ bài học tạo điều kiện để GV tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn.

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh.

- Nội dung sách giáo khoa có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn với thực tiễn, giúp phát huy tối đa năng lực của người học.

- Nguồn học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- SGK được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú cho HS và phù hợp với đặc trưng môn học. Các bài học được thiết kế dễ dàng, HS dễ sử dụng.

- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

* Nhược điểm:

- Kiến thức không được chia theo mảng, khiến giáo viên khó khăn trong xây dựng các tiết củng cố, các tiết ôn tập theo chủ đề.

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Hồng Bắc, Phan Thị Thanh Hội, Phùng Thanh Huyền, Lương Việt Thái.

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Các bài học thiết kế theo các hoạt động giao tiếp gắn liền với thực tế, tạo hứng thú cho học sinh. Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

- Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong SGK tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

b. Hình thức:

- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS.

* Nhược điểm:

- Lượng kiến thức truyền thụ tương đối lớn đối với HS

Đề nghị chỉnh sửa: Vì sao trời rét các loài chim lại xù lông?

3. MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Vũ Minh Giang (Phần Lịch sử)

Đào Ngọc Hùng (Phần Địa lí)

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.

- Có nhiều nhiệm vụ học tập có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách thiết kế mở tạo điều kiện cho GV có thể bổ sung nội dung phù hợp với di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

b. Hình thức:

- Cấu trúc bài học gồm hoạt động: Mục tiêu (Khởi động) - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng và trình bày theo hướng mở giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất.

- Hệ thống câu hỏi trong các hoạt động có tính phân hóa đối tượng

- Kênh hình đẹp, sắc nét,tạo hứng thú giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt.

* Hạn chế

+ Tiêu chí về a. Nội dung: Nội dung lịch sử nhiều và khá nặng, nên bổ sung chân dung các anh hùng lịch sử. Ví dụ, Bài 15, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trang 66, 67, 68, phần: Câu chuyện lịch sử nên bổ sung chân dung của anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn

* Đề xuất: Lựa chọn

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Trà My – Phạm Đỗ Văn Trung

( Đồng chủ biên )

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo được yêu cầu Chương trình tổng thể GDPT 2018.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách giáo khoa có nội dung gần gũi, yêu cầu dễ thực hiện

b. Hình thức:

- Hệ thống kênh chữ, kênh hình, hoạt động trong sách đem đến cho HS nguồn tài liệu học tập bổ ích, hấp dẫn, giúp HS có hứng thú tìm hiểu tri thức về lịch sử và địa lí.

* Nhược điểm:

- Đôi chỗ Lược đồ chưa được chú giải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Đỗ Thanh Bình (Phần Lịch sử)

Lê Thông (Phần Địa lí)

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách thiết kế mở tạo điều kiện cho GV có thể lồng ghép những nội dung như di tích lịch sử, phong tục tập quán,… của địa phương

b. Hình thức:

- Hình ảnh lược đồ được sử dụng trong SGK giúp GV dễ dàng cập nhật tri thức mới đến HS

* Nhược điểm:

- Một vài hình ảnh minh họa chưa sắc nét.

- Một vài biểu tượng chưa ghi rõ ràng.

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ bài thu hoạch!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm