Toán lớp 5: Luyện tập chung trang 123 Giải Toán lớp 5 trang 123

Giải Toán lớp 5: Luyện tập chung giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2, 3 SGK Toán 5 trang 123 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.

Với lời giải chi tiết, trình bày rất khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Luyện tập chung trang 123 của Chương 3: Hình học. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án Toán 5 trang 123

Bài 1: 6, 25cm2; 37,5cm2; 15,625cm3

Bài 2

Diện tích mặt đáy

110cm2

0,1m2

\frac{1}{6}dm2

Diện tích xung quanh

252cm2

1,17cm2

\frac{2}{3}dm2

Thể tích

660cm3

0,09m2

\frac{1}{15}dm3

Bài 3: 206cm3

Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 123

Bài 1

Một hình lập phương có cạnh 2,5cm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Diện tích một mặt hình lập phương= cạnh × cạnh.

- Diện tích toàn phần hình lập phương = diện tích một mặt × 6.

- Thể tích hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh.

Đáp án:

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

6,25 × 6 = 37,5 (cm2)

Thể tích của hình lập phương là:

2,5 × 2,5 × 2,5 = 15,625 (cm3)

Đáp số: 6, 25cm2; 37,5cm2; 15,625cm3

Bài 2

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

11

0,4

\frac{1}{2}dm

Chiều rộng

10

0,25

\frac{1}{3}dm

Chiều cao

6

0,9m

\frac{2}{5}dm

Diện tích mặt đáy

Diện tích xung quanh

Thể tích

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Diện tích một mặt hình lập phương = cạnh × cạnh.

- Diện tích xung quanh hình lập phương = chu vi đáy × chiều cao

- Thể tích hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh.

Đáp án:

+) Hình hộp chữ nhật (1):

Diện tích mặt đáy là: 11 × 10 = 110 (cm2)

Diện tích xung quanh là : (11 + 10) × 2 × 6 = 252 (cm2)

Thể tích là : 11 × 10 × 6 = 660 (cm3)

+) Hình hộp chữ nhật (2):

Diện tích mặt đáy là: 0,4 × 0,25 = 0,1 (m2)

Diện tích xung quanh là: (0,4 + 0,25 ) × 2 × 0,9 = 1,17 (m2)

Thể tích là: 0,4 × 0,25 × 0,9 = 0,09 (m3)

Hình hộp chữ nhật (3):

Diện tích mặt đáy là: \displaystyle{1 \over 2} \times {1 \over 3} = {1 \over 6}\,\,d{m^2}

Diện tích xung quanh là: \displaystyle \left( {{1 \over 2} + {1 \over 3}} \right) \times 2 \times {2 \over 5} = {2 \over 3}\,\,d{m^2}

Thể tích là:\displaystyle {1 \over 2} \times {1 \over 3} \times {2 \over 5} = {1 \over {15}}\,\,d{m^3}

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

11

0,4

\frac{1}{2} dm

Chiều rộng

10

0,25

\frac{1}{3}dm

Chiều cao

6

0,9m

\frac{2}{5}dm

Diện tích mặt đáy

110cm2

0,1m2

\frac{1}{6}dm2

Diện tích xung quanh

252cm2

1,17cm2

\frac{2}{3}dm2

Thể tích

660cm3

0,09m2

\frac{1}{15}dm3

Bài 3

Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình bên, người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 4 cm. Tính thể tích phần gỗ còn lại.

Bài 3

Phương pháp giải:

Tính thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Tính thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi = cạnh × cạnh × cạnh.

- Thể tích phần gỗ còn lại = thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu − thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi.

Đáp án:

Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:

9 × 6 × 5 = 270 (cm3)

Thể tích của khối gỗ hình lập phương bị cắt đi là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm3)

Thể tích phần gỗ còn lại là:

270 - 64 = 206 (cm3)

Đáp số: 206cm3

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11
  • Lượt xem: 613
  • Dung lượng: 182,7 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Toán lớp 5
Sắp xếp theo