Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương trang 122 Giải Toán lớp 5 trang 122, 123
Giải Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2, 3 trong SGK Toán 5 trang 122, 123 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Thể tích hình lập phương của Chương 3: Hình học. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Thể tích hình lập phương
Giải bài tập Toán 5 trang 122, 123
Bài 1
Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 1,5m | \(\frac{5}{8}dm\) | ||
Diện tích một mặt | 36cm² | |||
Diện tích toàn phần | 600dm² | |||
Thể tích |
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức:
- Diện tích một mặt của hình lập phương = cạnh × cạnh.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt × 6.
- Thể tích của hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh.
Đáp án:
+) Hình lập phương (1)
Diện tích một mặt hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 = 2,25m²
Diện tích toàn phần hình lập phương là: 1, 5 x 6 = 13,5m²
Thể tích của hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 x 1,5 = 3,375m³
+) Hình lập phương (2)
Diện tích một mặt hình lập phương là: \(\frac{5}{8} \times \frac{5}{8} = \) \(\frac{25}{64}dm^2\)
Diện tích toàn phần hình lập phương là: \(\frac{5}{8}\) x 6 = \(\frac{75}{32}dm^{^2}\)
Thể tích của hình lập phương là: \(\frac{5}{8}\) x \(\frac{5}{8}\) x \(\frac{5}{8}\)= \(\frac{125}{512}dm^3\)
+) Hình lập phương (3):
Vì 36 = 6 × 6 nên cạnh hình lập phương dài 6cm.
Diện tích toàn phần hình lập phương là: 36 × 6 = 216 (cm2)
Thể tích hình lập phương là: 6 × 6 × 6 = 216(cm3)
+) Hình lập phương (4):
Diện tích một mặt hình lập phương là: 600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 × 10100 = 10 × 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm.
Thể tích hình lập phương là: 10 × 10 × 10 = 1000(dm3)
Ta có kết quả như sau:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 1,5m | \(\frac{5}{8}dm\) | 6cm | 10dm |
Diện tích một mặt | 2,25m² | \(\frac{25}{64}dm^2\) | 36cm² | 100dm2 |
Diện tích toàn phần | 13,5m² | \(\frac{75}{32}dm^{^2}\) | 216cm² | 600dm² |
Thể tích | 3,375m³ | \(\frac{125}{512}dm^3\) | 216cm³ | 1000dm³ |
Bài 2
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.
- Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).
Đáp án:
Thể tích của khối kim loại đó là:
0,75 × 0,75 × 0,75 = 0,421875 (m3)
Ta có: 0,421875 (m3) = 421,875 dm3
Khối kim nặng có cân nặng:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125 (kg)
Bài 3
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật
b) Thể tích của hình lập phương
Phương pháp giải:
- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = a × b × c, trong đó a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Tính thể tích hình lập phương: V = a × a × a, trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.
Đáp án:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật
8 × 7 × 9 = 504 (cm3)
b) Số đo của hình lập phương là: (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 × 8 × 8 = 512 (cm3)
Lý thuyết Thể tích hình lập phương
a) Ví dụ
Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là:
V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh nhân rồi nhân với cạnh.
Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là: V = a × a × a
Link Download chính thức:
- Hoàng KimThích · Phản hồi · 2 · 22/02/23
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 1 · 23/02/23
-