Toán lớp 5: Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) trang 104 Giải Toán lớp 5 trang 104, 105, 106
Giải Toán lớp 5: Luyện tập về tính diện tích (Tiếp theo) giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2 SGK Toán 5 trang 105, 106 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày rất khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Luyện tập về tính diện tích (Tiếp theo) của Chương 3: Hình học. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Giải bài tập Toán 5 bài Luyện tập về tính diện tích (Tiếp theo)
Đáp án Toán 5 trang 105, 106
Bài 1: 7833 (m2)
Bài 2: 1835,06 (m2)
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 105, 106
Bài 1
Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây, biết:
AD = 63m
AE = 84m
BE = 28m
GC = 30 m
Phương pháp giải:
Theo hình vẽ thì mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật và hai hình tam giác. Ta có thể tính diện tích hình chữ nhật AEGD và diện tích hai tam giác AEB, BGC hoặc tính diện tích hình thang ABGD và diện tích tam giác BGC, từ đó tính được diện tích của cả mảnh đất.
Gợi ý đáp án:
Mảnh đất đã cho được chia thành hình chữ nhật AEGD và hình tam giác AEB và BGC
Diện tích hình chữ nhật AEGD là:
84 × 63 = 5292 (m2)
Độ dài cạnh BG là:
28 + 63 = 91 (m)
Diện tích hình tam giác BGC là:
91 × 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích hình tam giác AEB là:
84 × 28 : 2 = 1176 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
5292 + 1365 + 1176 = 7833 (m2)
Đáp số: 7833 (m2)
Bài 2
Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây, biết:
BM = 20,8m
CN = 38 m
AM = 24,5m
MN = 37,4 m
ND = 25,3m
Phương pháp giải:
Mảnh đất được chia thành một hình thang vuông BCNM và hai hình tam giác vuông ABM, CND. Ta tính diện tích từng hình, từ đó tính được diện tích mảnh đất ban đầu.
Gợi ý đáp án:
Mảnh đất được chia thành hình thang BMCN và hai hình tam giác ABM và CND
Diện tích hình thang BMCN là
(38 + 20,8) × 37, 4 : 2 = 1099,56 (m2)
Diện tích hình tam giác ABM là:
24,5 × 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích hình tam giác CND là:
25,3 × 38 : 2 = 480,7 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
1099,56 + 254,8 + 480,7 = 1835, 06 (m2)
Đáp số: 1835,06 (m2)
Lý thuyết Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
Ví dụ: Một mảnh đất có hình dạng như hình bên.
Để tính diện tích mảnh đất đó, ta có thể làm như sau:
a) Nối điểm A với điểm D, khi đó mảnh đất được chia thành hình thang ABCD và hình tam giác ADE. Kẻ các đoạn thẳng BM, EN vuông góc với AD.
b) Đo các khoảng cách trên mặt đất.
Giả sử ta có bảng số liệu các kết quả đo như sau:
Đoạn thẳng | Độ dài |
BC | 30m |
AD | 55m |
BM | 22m |
EN | 27m |
c) Tính:
Hình | Diện tích |
Hình thang ABCD | \(\frac{\left(55 + 30\right) \times 22}{2} = 935\left(m^{2}\right)\) |
Hình tam giác ADE | \(\frac{55 \times 27}{2} = 742,5\left(m^{2}\right)\) |
Hình ABCDE | 935 + 724,5 = 1677,5 (m2) |
Vậy diện tích mảnh đất là 1677,5m2.
Công thức tính diện tích các hình
Hình vuông:
S = a × a
(S là diện tích; a là độ dài cạnh)
Hình chữ nhật:
S = a × b
(S là diện tích; a, b là độ dài của chiều dài và chiều rộng)
Hình tam giác:
\(S=\frac{a\times h}{2}\) hoặc S = a × h : 2
(S là diện tích; a là độ dài đáy hinh tam giác; h là chiều cao hình tam giác)
Hình thang:
\(S=\frac{\left(a+b\right)\times h}{2}\) hoặc S = (a + b) × h : 2
(S là diện tích; a, b là độ dài đáy lớn và đáy nhỏ, h là chiều cao hình thang)
Hình tròn:
S = r × r × 3,14
(S là diện tích; r là độ dài bán kính hình tròn)