Tin học 11 Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm Tin học lớp 11 trang 33 sách Cánh diều

Giải bài tập SGK Tin học 11 trang 33, 34, 35 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm thuộc Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ tìm kiếm và trao đổi thông tin.

Soạn Tin học 11 Cánh diều Bài 2 giúp các em học sinh biết cách thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Tin học 11 Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm

1. Sử dụng máy tìm kiếm

Nhiệm vụ 1 trang 33 : Kết hợp các từ khoá tìm kiếm thành biểu thức tìm kiếm. Em hãy sử dụng máy tìm kiếm Google để thực hiện tìm kiếm với các biểu thức sau và so sánh kết quả nhận được về: thời gian tiềm kiếm, số lượng trang web tả về, nội dung một số trang web kết quả.

a) Cá heo xanh

b) “Cá heo xanh”+”cửa hàng”

c) Cửa hàng cá heo xanh

Gợi ý đáp án

Truy cập trang web www.google.com, tai ô tìm kiếm nhập lần lượt các biểu thức tìm kiếm ở trên, quan sát và nhận xét các kết quả nhận được.

Google hỗ trợ các kí hiệu đặc biệt và toán tử nhằm tăng hiệu quả tìm kiếm, mốt số kí hiệu đó như sau (kí hiệu A, B là các từ khoá tìm kiếm):

- “A”: Tìm trang chứa chính xác từ khoá A

- A-B: Tìm trang chưa từ khoá A nhưng không chứa từ khoá B.

- A+B: Tìm trang kết quả chứa cả từ khoá A và B nhưng không cần theo thứ tự. -- A*: Tìm trang chứa từ khoá A và một số từ khác mà Google xem là có liên quan. Ví dụ: Từ khoá “tin học* tìm các trang có chứa từ “tin học ứng dụng”, “tin học văn phòng”.

- AAND B: Tìm trang chứa cả từ khoá A và B.

- AOR B (hoặc A | B): Tìm trang chứa từ khoá A hoặc B. Toán tử này hữu ích khi tìm từ đồng nghĩa hoặc một từ có nhiều cách viết.

- A + filetype (loại tệp): Tìm thông tin chính xác theo loại tệp như “txt”, “doc”, “pdf”,.... Sử dụng từ khoá này thuận lợi trong tìm kiếm tài liệu, sách điện tử.

Nhiệm vụ 2 trang 34 : Điều chỉnh biểu thức tìm kiếm. Dựa trên kết quả Bài 1, em hãy điều chỉnh biểu thức tìm kiếm để nhận được kết quả phù hợp với mong đợi hơn. Ví dụ “Đặc điểm sinh thái của cá heo xanh”.

Gợi ý đáp án

Dùng toán tử (-) để loại các trang web về các cửa hàng có tên cá heo xanh: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá “cá heo xanh”-“cửa hàng” (Hình 1)

Một cách khác để thu hẹp kết quả tìm kiếm là sử dụng bộ lọc trên một hoặc nhiều dữ liệu như ở Hình 2 bằng cách truy cập trang tìm kiếm nâng cao www.google.com/advanced_search.

2. Tìm kiếm thông tin bằng giọng nói

Nhiệm vụ 3 trang 35 : Tìm kiếm thông tin bằng giọng nói trên Google. Em hãy tìm hiểu những trường học ở quận/huyện nơi em ở băng giọng nói trên máy tìm kiếm Google.

Gợi ý đáp án

Chẳng hạn, nếu muốn tìm trường học ở quận Cầu Giấy thì em thực hiện như sau:

Bước 1. Truy cập trang web www.google.com và chọn ngôn ngữ tiếng Việt (Hình 3)

Bước 2. Chọn biểu tượng tìm kiếm bằng giọng nói, xuất hiện cửa sổ như ở hình 4, bật micro của máy tính và nói “trường hoc ở Quận Cầu Giấy”. Kết quả tìm kiếm là các trang web của các trường học ở Cầu Giấy.

Tìm kiếm bằng giọng nói rất thuận lợi khi sử dụng tìm kiếm trên các thiết bị di động, thiết bị điều khiển trên ô tô.

Vận dụng trang 35 : Em hãy sử dụng một máy tìm kiếm để thông tin về lĩnh vực ngành nghề mà mình quan tâm. Trong đó, có sử dụng tìm kiếm theo từ khoá được nhập vào ô tìm kiếm, tìm một vài địa điểm của đơn vị hoạt động về lĩnh vực ngành nghề bằng giọng nói, tìm kiếm dựa vào hình ảnh nhân vật hoặc sự kiện nổi bật trong lĩnh vực đó.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11
  • Lượt xem: 430
  • Dung lượng: 160,9 KB
Sắp xếp theo