Bài tham luận về việc phụ đạo học sinh yếu - kém Tham luận về phụ đạo học sinh yếu kém
Bài tham luận về việc phụ đạo học sinh yếu - kém bao gồm 2 mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để chuẩn bị bài phát biểu những quan điểm, ý kiến cá nhân về các giải pháp phụ đạo cho học sinh yếu - kém.
Qua 2 bài tham luận về việc phụ đạo học sinh yếu - kém trong dạy học này, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tham luận của mình thật hay, thật ấn tượng. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm bài tham luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tham luận về giải pháp phụ đạo học sinh yếu - kém hay nhất
Tham luận về việc phụ đạo học sinh yếu kém
Kính thưa toàn thể hội nghị!
Kính thưa các quý vị đại biểu! Quý thầy cô giáo
Được sự chỉ đạo của nhà trường, sau đây tôi xin phép trình bày ý kiến tham luận của mình về “giải pháp phụ đạo học sinh yếu”.
1. Thực trạng:
Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, trong nhà trường chúng ta. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém nhiều hay ít, mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém thì rất nhiều: có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, do chưa có động cơ học tập, chưa hiểu sâu, hay nắm kiến thức chưa chắc chắn, thiếu tự tin,… và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vậy “làm như thế nào” để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, vừa hình thành những kỹ năng cao hơn và đem lại sự tự tin cho các em trong học tập, thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người giáo viên!
Theo quan điểm của tôi: muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải hạn chế tỉ lệ HS yếu, HS ngồi nhầm lớp.
Hôm nay tôi không ngần ngại chia sẻ giải pháp và những kinh nghiệm với các thầy, cô về việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” cho trường chúng ta.
2. Giải pháp:
Trước hết GVCN cần nắm lại số học sinh yếu của lớp mình, lập danh sách HS yếu và phân loại học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng như: Đọc - viết, tính toán, …
Khối trưởng tổng hợp danh sách HS yếu từng mặt theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Tập trung HS yếu theo từng khối lớp về cơ sở I để dạy dỗ và ôn tập từ 1 đến 2 buổi / tuần tùy theo tình hình HS các khối.
Phân công GV trong khối dạy phụ đạo ít nhất 1 buổi/ tuần và luân phiên thay đổi.
Dành thời gian trong các buổi sinh hoạt khối để giáo viên báo cáo tình hình trong quá trình giảng dạy phụ đạo, đồng thời xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học cho các buổi phụ đạo tiếp theo trong tháng.
Tổ chức họp tổ chuyên môn, bàn bạc dân chủ trong tổ khối và cả hội đồng nhà trường để cùng thống nhất ý kiến giải pháp này.
3. Kinh nghiệm: Để thực hiện tốt việc “Dạy - dỗ học sinh yếu kém” BGH và GV phải thực hiện tốt các nội dung sau:
Đối với BGH:
Chuẩn bị một phòng học để GV dạy dỗ, ôn tập cho các em. Đồng thời tăng cường tổ chức các chuyên đề về công tác phụ đạo HS yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm, các giải pháp tối ưu để từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp. Hàng tháng, tổ chức kiểm tra một cách chặt chẽ, cụ thể với đối tượng học sinh yếu theo từng khối lớp để biết được mức độ tiến bộ của học sinh cũng như kết quả giáo dục của giáo viên. Nếu lớp nào, khối nào làm tốt thì khen thưởng; ngược lại khối lớp nào còn yếu thì phải kịp thời nhắc nhở.
Với giáo viên nói chung:
Chúng ta biết rằng vai trò quyết định của chất lượng GD không ở đâu khác, trước hết là ở đội ngũ GV, nói đến chất lượng đội ngũ là nói đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, mến trẻ,… Khuyết một trong những yếu tố này đều là không đảm bảo chất lượng.
Theo tôi, các thẩm phù hợp với từng tiết dạy.
Thường xuyên chấm chữa bài, lời nhận xét có ý nghĩa động viên tích cực.
Khi hướng dẫn học sinh yếu không được nóng nảy gây căng thẳng đối với các em mà phải cố gắng kiềm chế, hãy nhỏ nhẹ kiên trì trong quá trình hướng dẫn thì các em học tập mới có hiệu quả.
Riêng với GVCN:
* Rà soát các nhóm đối tượng HS và phân loại như sau:
- Nhóm HS yếu kém về trí tuệ, nhận thức: Yếu kém về đọc - viết; Yếu kém về kĩ năng tính toán. ( Đây là đối tượng khó phụ đạo nhất sẽ được dạy dỗ tập trung).
- Nhóm HS yếu kém về ý thức: (Đây là đối tượng sẽ được dạy dỗ theo dõi giúp đỡ thường xuyên trên lớp). Với hai nhóm đối tượng này GV cần phải:
+ Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng cho từng nhóm đối tượng. HS hạn chế phần nào bổ sung phần đó. Có sổ ghi chép hằng ngày các lỗi HS bị hạn chế và kịp thời có giải pháp khắc phục. Bài giảng gắn với đời sống xung quanh và gần gũi với HS.
+ Bên cạnh đó kết hợp chặt chẽ với gia đình HS. Vì mọi sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ khiến mọi nỗ lực của GV, của nhà trường bằng không. Người GVCN cần xác định đây là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường cho sự phát triển toàn diện của HS.
+ Kiểm tra, động viên hằng ngày, hằng giờ.
+ Đánh giá cao những tiến bộ của HS, khích lệ để HS phấn khởi, tự tin học tập.
+ Làm tốt công tác nêu gương, biểu dương HS trước tập thể lớp.
+ Ngoài ra GVCN cần phân công HS khá giỏi giúp đỡ kèm cặp học HS yếu; bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh yếu để GV tiện theo dõi, giúp đỡ.
Kính thưa quý thầy cô, chúng ta hãy giúp HS khơi dậy và phát triển trí thông minh của của các em, đừng cho rằng bây giờ là quá trễ! Vì ở bất cứ độ tuổi nào con người cũng có thể tăng cường khả năng tận dụng sức mạnh não bộ của mình.
Tôi vừa trình bày bản tham luận về giải pháp phụ đạo HS yếu trong năm học ........ và một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Kính mong sự chỉ đạo góp kiến của hội nghị để bản tham luận của tôi đầy đủ và có hiệu quả thiết thực hơn.
Cuối cùng tôi xin chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo.
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Tôi trân trọng cảm ơn!
Tham luận về việc phụ đạo học sinh yếu - kém môn Văn
Kính thưa: - Các quý vị đại biểu
- Hội nghị.................................
Đến với hội nghị hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp về việc phụ đạo học sinh yếu- kém như sau:
I. THỰC TRẠNG:
Trường THCS .................... là một trường đa số là con em của các xã khó khăn, gia đình lại nghèo, nên các em ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc, vì vậy thời gian dành cho việc tự học còn hạn chế, phần đông trình độ nhận thức của các bậc phụ huynh còn thấp. Chính vì những yếu tố trên đá gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em học sinh
Kiến thức học sinh hiện nay còn hổng rất nhiều, mà kiến thức cũ thì liên quan đến kiến thức mới. Đồng thời ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do tình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em tính văn vẫn chưa được nhanh nhạy
Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở trường học, cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường.
Với sự đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình. Từ đó chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy(cô) giáo.
Trong năm học vừa qua trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vật chất. chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo học sinh yếu- kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Văn.
II. NGUYÊN NHÂN.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều, song theo tôi do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
1. Đối với giáo viên.
Đa số giáo viên đều tận tuỵ với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những hạn chế sau:
- Phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp với một bộ phận nhỏ học sinh yếu- kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Do lớp học có đủ dạng học sinh nên rất khó cho giáo viên kèm cặp, theo sát từng học sinh trong một buổi dạy.
2. Đối với học sinh.
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học.
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết đều làm ruộng, hoặc nương rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học.
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, đọc trước bài trong sách giáo khoa.
- Đời sống tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi, chơi điện tử ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU KÉM Ở MÔN VĂN.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường, theo tôi để thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu- kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh yếu- kém để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực dạy học học sinh thuộc đối tượng này. Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực áp dụng cho đối tượng học sinh ở trường ta như sau:
1. Về học sinh:
- Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực tế sau này.
- Chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao động trí óc và lao động chân tay.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của môn Văn nó làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác như : Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa, ...
- Học giúp chúng ta rất nhiều trong việc áp dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày
- HS phải chuẩn bị tốt đồ dùng, kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp.
- Giáo viên hướng dẫn cho HS chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập cụ thể. Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức.
2. Giáo viên:
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu- kém.
- Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu- kém nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi.
- Hướng dẫn về nhà.
Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.
3. Gia đình:
- Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở nhà của con em mình.
- Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.
- Cung cấp các dụng cụ sách vở và trang thiết bị đầy đủ để các em học tốt.
Trên đây là một số giải pháp của riêng cá nhân tôi đối với việc phụ đạo học sinh yếu- kém.
Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe dồi dào và thành công trong cuộc sống , chúc hội nghị thành công tốt đẹp.