Soạn Sinh 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Giải bài tập Sinh 9 trang 98

Soạn Sinh 9 Bài 33 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về gây đột biên nhân tạo bằng tác nhân vật lí và tác nhân hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 98.

Giải Sinh 9 Bài 33 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

I. Gây đột biên nhân tạo bằng tác nhân vật lí

Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính: các tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt.

1. Các tia phóng xạ

Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta... khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.

Trong chọn giống thực vật người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trường cùa thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy. Gần đây người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy.

2. Tia tử ngoại

Tia từ ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chi dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây các đột biến gen.

3. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự báo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào. thường phát sinh đột biến số lượng NST.

II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học 

Những hoá chất dùng để tạo đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác : gây ra mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.

Có những loại hoá chất chỉ tác động đến một loại nuclêôtit xác định. Điều này hứa hẹn khá năng chù động gây ra các loại đột biến mong muốn.

Ngày nay, người ta đã phát hiện được những hoá chất có hiệu qua gây đột biển vượt cả các tác nhân vật lí, được gọi là siêu tác nhân đột biển như : êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU)...

Để gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ờ thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp ; tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ ; quấn bông có tầm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Người ta thường dùng dung dịch cônsixin đế tạo thể đa bội. Khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li.

Các hoá chất gây đột biến đều có tính độc cao, nguy hiểm đối với neười sữ dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bão hộ lao động,...

III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống

Trong chọn giống vi sinh vật. phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau
Trong chọn giống vi sinh vật. phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau :

- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao :

Từ thể đột biến cho hoạt tính pênixilin cao, tạo ra bằng chiếu xạ bào tử. người ta ià tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu.

- Chọn các thể đột biến sinh trường mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.

- Chọn các thế đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả lăng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguvên, gây miền dịch ổn định cho vật chù chống được loại vi sinh vật đó. Trên nguyên tắc này, người ta đã tạo được các acxin phòng bệnh cho neười và gia súc.

Trong chọn giống cây trồng, người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưỏng cho năng suất và chất lượng cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai... (xem thêm bài 37).

Người ra đã trức tiếp sử dụng các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng trong sản xuất để nhân lên với mục đích cải tiến một vài nhược điểm của giống đó để tạo ra giống mới tốt hơn. Chẳng hạn, từ một thể đột biến không còn cảm ứng với cường độ ánh sáng yếu và thời gian chiếu sáng ngắn (cảm quang) tạo ra bằng thực nghiệm từ giống lúa tám thơm Hải Hậu, người ta đã tạo ra giống lúa tám thơm đột biến. Giống lúa này được trong vụ xuân, chịu khô hạn khá tốt, thích nghi gieo trồng trên đất cao, nghèo dinh dưỡng ở vùng trung du và miền núi nhưng vẫn giữ được mùi thơm của giống gốc. Điều đó đã góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6-11.

Người ta còn sử dụng các thê đột biến có ưu điếm từng mặt để lai với nhau nhằm tạo ra giống mới (giống lúa A20 là kết quà lai giữa hai dòng đột biến H20 x H30).

Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt.

Đối với vật nuôi, phương pháp chọn giống đột biến chi được sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 33 trang 98

Câu 1

Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?

Gợi ý đáp án

Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng mà người ta chọn các tác nhân khác nhau như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô dễ gây đột biến gen và đột biến NST, tia tử ngoại sức xuyên kém nên dùng xử lí các vật liệu có kích thước nhỏ, mỗi loại hóa chất có tác động riêng biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit nhất định của gen… Chính vì vậy người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.

Câu 2

Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Gợi ý đáp án

* Xử lí đột biến bằng tác nhân vật lí:

- Các tia phóng xạ được chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân và cành hoặc phấn, bầu nhuỵ, vào mô thực vật nuôi cấy.

- Tia tử ngoại dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn gây đột biến gen.

- Sốc nhiệt: làm thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường làm chấn thương bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào gây đột biến số lượng NST.

* Xử lí đột biến bằng tác nhân hoá học:

- Đối với cây trồng người ta ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Ở vật nuôi người ta cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Câu 3

Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

Gợi ý đáp án

Một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật là:

- Đối với động vật: sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng…

- Đối với thực vật: tạo giống lúa tám thơm đột biến từ giống lúa tám thơm Hải Hậu khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6 - 11. Hay sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu… để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt…

- Đối với vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn gấp 200 lần dạng ban đầu; tạo ra thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn…

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 09
  • Lượt xem: 351
  • Dung lượng: 129 KB
Tìm thêm: Sinh học 9
Sắp xếp theo