Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 75 sách Cánh Diều tập 2

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 75), thuộc sách Cánh Diều, tập 2.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 75)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 75)

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 6, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

Câu 1. Trong những câu dưới đây cụm từ “ngày hôm nay” ở câu nào là trạng ngữ? Vì sao?

a. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)

b. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)

Cụm từ “ngày hôm nay” trong câu b là trạng ngữ. Vì cụm từ này được ngăn cách với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy và biểu thị quan hệ thời gian.

Câu 2. Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.

- Các trạng ngữ chỉ thời gian:

  • Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.
  • Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra.
  • Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

- Tác dụng: Xác định thời gian, liên kết nội dung với câu văn phía trước.

Câu 3. Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.

a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng… (Tô Hoài)

b. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (Tạ Duy Anh)

c. Con đường trải nhựa kẻ thăng bằng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy. (Phong Thu)

Gợi ý:

- Thử lược bỏ:

a. Làng quê toàn màu vàng…

b. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính . Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.

c. Con đường trải nhựa kẻ thăng bằng, sóng soài không bóng cây. Má đạp xe đi về trên con đường ấy.

- So sánh: Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu không rõ ràng về mặt thời gian (câu a, c), địa điểm nơi chốn (câu b).

Câu 4. So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1 .

a1. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. ( Em bé thông minh)

a2. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa .

b1. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền , những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cảnh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. (Theo Đoàn Minh Tuấn)

b2. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền .

Tác giả chọn cách diễn đạt như câu a1 và b1 do hai câu có sử dụng trạng ngữ nằm ở đâu câu. Các trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại câu câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn.

Câu 5. Chọn một trong hai đề sau:

a. Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.

b. Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn.

Gợi ý:

a.

Buổi sáng hôm ấy, Sơn thức dậy và cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau khi mặc áo xong, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

b.

“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình. Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ở khổ thơ cuối, tác giả đã khẳng định một chân lý đơn giản mà lớn lao. Bác không ngủ vì một lý do bình thường, dễ hiểu: “Bác là Hồ Chí Minh”. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Tóm lại, khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ và nhân dân.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
77
  • Lượt tải: 69
  • Lượt xem: 24.134
  • Dung lượng: 191,3 KB
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gacha Merry
    Gacha Merry

    Cũng được 

    Thích Phản hồi 12/04/23
    • Thanh Tú Phan
      Thanh Tú Phan

      Hào


      Thích Phản hồi 12/04/23
      • Thanh Tú Phan
        Thanh Tú Phan

        Tuyệt quá

        Thích Phản hồi 12/04/23
        • Thanh Tú Phan
          Thanh Tú Phan

          Hay


          Thích Phản hồi 12/04/23