Soạn bài Ôn tập học kì I - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 156 sách Kết nối tri thức 1

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Ôn tập học kì I, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về bài học này.

Soạn bài Ôn tập học kì I
Soạn bài Ôn tập học kì I

Mong rằng các bạn học sinh lớp 10 sẽ tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Ôn tập học kì I

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

Câu 1. Lập bảng tổng hợp hay vẽ sơ đồ tư duy về danh mục các loại, thể loại và nhan đề các văn bản đọc trong Ngữ Văn 10, tập một.

STT

Loại/Thể loại

Nhan đề

1

Thần thoại

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

2

Truyền kì

Tản Viên từ Phán sự lục

3

Truyện ngắn

Chữ người tử tù

4

Thần thoại

Tê-dê

5

Thơ Hai-cư

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

6

Thơ Đường luật

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

7

Thơ mới

Mùa xuân chín

8

Phê bình văn học

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

9

Thơ

Cánh đồng

10

Nghị luận

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

11

Nghị luận

Yêu và đồng cảm

12

Nghị luận

Chữ bầu lên nhà thơ

13

Nghị luận

Thế giới mạng và tôi

14

Sử thi

Héc-to từ biệt Ăng-đrô- mác

15

Sử thi

Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

16

Sử thi

Ra-ma buộc tội

17

Chèo

Xúy Vân giả dại

18

Tuồng

Huyện đường

19

Múa rối nước

Múa rối nước- hiện đại soi bóng tiền nhân

20

Tuồng

Hồn thiêng đưa đường

Câu 2. Trình bày khái quát những kiến thức thu nhận được về đặc điểm từng loại, thể loại văn bản đọc đã học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Loại, thể loại

Đặc điểm (nội dung và hình thức)

1

Thần thoại

- Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ và nhân sinh của loài người.

- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.

2

Truyện truyền kì

- Về nội dung: Ghi chép tùy hứng những chuyện kì lạ…

- Về hình thức: Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo; Xây dựng các nhân vật có hành trạng khác thường…

3

Thơ Hai-cư

- Về nội dung: Rung cảm của con người trước thiên nhiên.

- Về hình thức: ngắn gọn, thiên về khơi gợi…

4

Thơ Đường Luật

- Về nội dung: Đa dạng.

- Về hình thức: Tuân theo quy tắc về số từ, số câu, niêm - luật…

5

Thơ mới

- Về nội dung: Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo

- Về hình thức: Thể thơ tự do, Không phải tuân theo quy tắc về niêm - luật…

7

Sử thi

- Về nội dung: Xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

- Về hình thức: Dung lượng đồ sộ; nhân vật sử thi thường là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng; thời gian sử thi là quá khứ; không gian kì vĩ, rộng lớn…

8

Chèo

- Về nội dung: Những vấn đề trong cuộc sống đời thường.

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bán hay đơn giản là tích có sẵn)

9

Tuồng

- Những vấn đề trong cuộc sống đời thường.

- Nghệ thuật tuồng: mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạng người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản (do được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền)

Câu 3. Tổng hợp các nội dung thực hành Tiếng Việt đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Nội dung thực hành

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

1

Sử dụng từ Hán Việt

Giúp nhận biết được từ Hán Việt

2

Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

Nhận biết và sửa được lỗi sai.

3

Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Nhận biết được lỗi sai, biết cách sửa

4

Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Câu 4. Liệt kê các kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và nêu vắn tắt yêu cầu của từng kiểu bài theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Giới thiệu khái quát về tác phẩm.

Tóm tắt nội dung của tác phẩm.

Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện.

Đánh giá về tác phẩm truyện.

2

Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Giới thiệu khái quát về bài thơ.

Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.

Đánh giá giá trị của bài thơ.

3

Bài luận thuyết phục

Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục được người đọc, người nghe.

4

Báo cáo nghiên cứu

Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy.

Câu 5. Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và cho biết:

- Nội dung nói và nghe nào đã từng quen ở cấp học Trung học cơ sở? Yêu cầu nâng cao đối với các nội dung nói và nghe đó là gì?

  • Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
  • Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
  • Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

- Nội dung nói và nghe nào lần đầu được thực hiện với sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một? Nêu những thách thức của nội dung nói và nghe đó.

  • Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề
  • Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

II. Luyện tập và vận dụng

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 36
  • Lượt xem: 5.072
  • Dung lượng: 463,7 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 10
Sắp xếp theo