Soạn bài Huyện đường - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 132 sách Kết nối tri thức 1

Đoạn trích Huyện đường được trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Huyện đường, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Huyện đường
Soạn bài Huyện đường

Tài liệu được giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10. Nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay dưới đây.

Soạn bài Huyện đường

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao khi loại nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại?

Ý kiến:

  • Rồi/Chưa
  • Cuộc sống hiện đại có nhiều phương tiện để con người giải trí, bởi vậy mà các loại nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại.

Câu 2. Hãy tìm xem trên Internet toàn bộ hoặc từng trích đoạn của vở tuồng này.

Học sinh tự tìm kiếm và xem lại.

Trong khi đọc

Câu 1. Cách bài trí nơi huyện đường - những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu.

  • Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối. Bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong.
  • Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình.
  • Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ.

Câu 2. Hoạt động “ăn ý” giữa tri huyện và đề lại.

Sau khi xử Nghêu và Ốc rồi, còn muốn xử Sò và Hến.

Câu 3. Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?

Sau lời nói của lính lệ A, ông Trùm Sò và thị Hến sẽ đút lót tiền cho hắn và cùng nhau vào huyện đường để mong được tri huyện xử kiện.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích.

  • Tri huyện bước ra, giới thiệu tên tuổi và chức vụ của mình.
  • Đề lại ra sau, thưa về vụ án của Thị Hến.
  • Tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét
  • Lính lệ gọi tất cả vào hầu tòa.

Câu 2. Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại và lính lệ.

  • Tri huyện: Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.
  • Đề lại: Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, Thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.
  • Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu.
  • Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được.

Câu 3. Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.

Tri huyện và đề lại đại diện cho kẻ cầm quyền, có bản chất tham lam, dùng uy quyền để bóc lột nhân dân.

Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng:

  • Tri huyện muốn kiếm tiền từ “Sò” vì hắn rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”
  • Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”
  • Đề lại khen ngợi, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”

Câu 4. Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Chốn “cửa quan” không phải là nơi đòi lại công bằng, mà là nơi để quan lại đục khoét, vơ vét của người dân.

Câu 5. Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện đã giúp người xem, người đọc hiểu được điều gì về con người ông ta? Hãy so sánh lời tự giới thiệu đó của một nhân vật cụ thể trong tuồng với những lời tự giới thiệu thường gặp trong đời sống để rút ra nhận xét cần thiết.

Tri huyện: Người có quyền thế cao, từng trải trên chốn quan trường, nhưng không xét xử một cách công bằng, mà tìm cách vơ vét của nhân dân. Từ đó, tri huyện hiện lên là một kẻ tham lam, háo sắc và ngu dốt…

Câu 6. Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, bạn sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?

  • Cần lưu ý: Lời thoại, khuôn mặt, hành động.
  • Nguyên nhân: Những yếu tố quan trọng của loại hình nghệ thuật sân khấu.

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích.

Gợi ý:

Đoạn trích “Huyện đường” trong vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” đã thể hiện tiếng cười châm biếm của tác giả với thói tham nhũng, việc xử kiện được dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại trong xã hội cũ. Nhân vật trong truyện đã tự bộc lộ bản chất của mình thông qua ngôn ngữ, cử chỉ làm bật ra tiếng cười sâu cay. Nhân vật tri huyện và đề lại trong đoạn trích là những người đại diện cho quyền lực, công lý nhưng bản chất lại tham lam, dùng uy quyền để bóc lột và vơ vét của cải của nhân dân. Không chỉ vậy, qua đây, tác giả cũng muốn phơi bày một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tiếng cười được gửi gắm trong đoạn trích vừa sâu cay, vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 28
  • Lượt xem: 3.970
  • Dung lượng: 142,9 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 10
Sắp xếp theo