Nghị định số 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------

Số: 92/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
-----------------

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về hoạt động tín ngưỡng; về tổ chức tôn giáo; hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương II
HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

Điều 3. Hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng

1. Cộng đồng dân cư nơi có cơ sở tín ngưỡng bầu, cử người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng.

Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ họ và tên, tuổi, nơi cư trú của những người được bầu, cử đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả bầu, cử.

2. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã bản thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng diễn ra vào năm sau tại cơ sở. Nội dung bản thông báo nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, người tổ chức, chủ trì hoạt động; dự kiến số lượng người tham gia, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, thời gian diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản thông báo hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã không có ý kiến khác thì cơ sở tín ngưỡng được hoạt động theo nội dung đã thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

3. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng diễn ra tại cơ sở.

Người tham gia hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh, tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ sở tín ngưỡng.

4. Đối với những cơ sở tín ngưỡng là từ đường, nhà thờ họ thì không áp dụng theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 4. Lễ hội tín ngưỡng và việc tổ chức lễ hội

1. Lễ hội tín ngưỡng là hình thức hoạt động tín ngưỡng có tổ chức, thể hiện sự tôn thờ, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

2. Những lễ hội tín ngưỡng sau đây khi tổ chức phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi diễn ra lễ hội:

a) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu;

b) Lễ hội tín ngưỡng được khôi phục lại sau thời gian gián đoạn;

c) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với trước.

3. Đối với những lễ hội quy định tại Khoản 2 Điều này, người đại diện có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị về việc tổ chức lễ hội, trong đó nêu rõ tên lễ hội, nguồn gốc lịch sử của lễ hội, phạm vi, thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung lễ hội. Đối với lễ hội tín ngưỡng được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này, nội dung văn bản đề nghị không nêu lại nguồn gốc lịch sử của lễ hội;

b) Danh sách Ban Tổ chức lễ hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

5. Đối với những lễ hội tín ngưỡng không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này, trước khi tổ chức 15 ngày làm việc, người tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức tổ chức lễ hội và danh sách Ban Tổ chức lễ hội. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự, việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tổ chức lễ hội.

Chương III
TỔ CHỨC TÔN GIÁO

Mục 1
ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO;
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG, CÔNG NHẬN TỔ CHỨC TÔN GIÁO

Điều 5. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo

1. Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Hồ sơ đăng ký, thời hạn trả lời:

a) Văn bản đăng ký sinh hoạt tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:

a) Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

b) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

c) Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.

Điều 6. Đăng ký hoạt động tôn giáo

1. Để được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

b) Là tổ chức của những người có cùng niềm tin; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, không trái với thuần phong, mỹ tục và quy định của pháp luật;

c) Không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận;

d) Tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc;

đ) Có địa điểm hợp pháp để hoạt động tôn giáo;

e) Có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

2. Tổ chức khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu đăng ký hoạt động tôn giáo, có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tên tổ chức, họ và tên người đại diện tổ chức, nơi cư trú, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam, tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, dự kiến nơi đặt trụ sở chính;

b) Giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

c) Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp xác nhận;

d) Số lượng người tin theo.

3. Thẩm quyền cấp đăng ký và thời hạn trả lời:

a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Trung ương có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Vũ Thị Chang
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 814
  • Lượt xem: 894
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 170 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo