Quyết định 34/2020/QĐ-TTg Danh mục nghề nghiệp Việt Nam

Ngày 26/11/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 34/2020/QĐ-TTg về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam.

Theo đó, lãnh đạo, quản lý là tên gọi chung về nghề nghiệp của những người có chức vụ; có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương đến cơ sở.

  • Lãnh đạo, quản lý được phân theo các lĩnh vực: Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác, các cơ quan tập đoàn, tổng công ty và tương đương.
  • Do nghề lãnh đạo, quản lý có đặc thù riêng, nên thông lệ quốc tế và danh mục nghề nghiệp ở nước ta không phân nghề lãnh đạo, quản lý theo trình độ.
  • Nghề lãnh đạo, quản lý được phân theo lĩnh vực hoạt động, trong mỗi lĩnh vực đều phân theo cấp quản lý.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 34/2020/QĐ-TTgHà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 34/2020/QĐ-TTg

BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Danh mục nghề nghiệp Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Danh mục nghề nghiệp Việt Nam sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê liên quan đến nghề nghiệp.

Điều 3. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung của Danh mục nghề nghiệp Việt Nam

1. Danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 5 cấp (Phụ lục I):

- Cấp 1: Cấp độ kỹ năng.

Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện công việc.

- Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn.

Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong thực hiện công việc.

2. Nội dung của Danh mục nghề nghiệp Việt Nam giải thích rõ các nghề, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu, ví dụ, loại trừ (Phụ lục II).

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

.................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi:
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo