-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 41 sách Cánh Diều tập 1
Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 41, thuộc bộ sách Cánh Diều.

Mời các bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 41)
Câu 1. (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đây thôi.
(Bình Nguyên)
b.
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)
Hướng dẫn giải:
a.
- Từ láy là: chắt chiu (dành dụm cẩn thận từng ít một vì coi là quý giá)
- Tác dụng: thể hiện sự lam lũ, tần tảo của người mẹ.
b.
- Từ láy: nghẹn ngào (không nói được lên lời vì quá xúc động), rưng rưng (ứa ra đọng đầy tròng nhưng chưa chảy xuống thành giọt, sắp khóc)
- Tác dụng: thể hiện thái độ xúc động của người con khi thấy được sự vất vả, hy sinh của mẹ.
Câu 2. (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
[....]
À ơi này cái Mặt Trời bé con…
(Bình Nguyên)
Hướng dẫn giải:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng” để chỉ em bé.
- Tác dụng: Nhà thơ muốn qua hình ảnh ẩn dụ để bộc lộ tình yêu thương của người mẹ dành cho em bé, đối với mẹ đứa con giống như ánh trăng mang lại ánh sáng, ấm áp cho cuộc sống.
Câu 3. (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
a.
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nào nặng ngày xa nhau.
(Bình Nguyên)
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Gợi ý:
a. So sánh em bé bụ bẫm, đáng yêu với “cái khuyết tròn đầy”.
b. Việc hưởng thành quả so sánh “ăn quả”, người tạo ra thành quả so sánh với “kẻ trồng cây”.
c. Những người xấu xa so sánh với “mực”, những người tốt đẹp so sánh với “đèn”.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một ẩn dụ.
- Gia đình là một phần quan trọng đối với mỗi người.
- Vai trò của gia đình: Là chỗ dựa vững chắc của con người. Ở đó có những người thân yêu thương, bảo vệ chúng ta…
Điều cần làm đối với gia đình: Trân trọng gia đình, yêu thương và tôn trọng những người thân…
Hướng dẫn giải:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Xem thêm: Đoạn văn về chủ đề tình cảm gia đình
* Bài tập ôn luyện:
Xác định từ láy trong đoạn văn sau:
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Gợi ý:
Các từ láy là: tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, dần dần.
2. Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng Lăng Bác, Viễn Phương)
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2.
- Tác dụng: “Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 tượng trưng cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với dân tộc Việt Nam, Bác cũng giống như ánh mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng cho nhân dân. Nhưng đó là ánh sáng của cách mạng giúp nhân dân giành lại được độc lập, tự do.

Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt 76 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
100.000+ -
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
50.000+ -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
100.000+ 6 -
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
10.000+ -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
10.000+ -
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
10.000+ -
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 7 -
Bài tập so sánh hơn và so sánh nhất
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Soạn Văn 6 - Tập 1
- Bài 1: Truyện truyền thuyết và cổ tích
- Bài 2: Thơ lục bát
- Bài 3: Hồi kí và Du kí
- Bài 4: Văn bản Nghị luận
-
Bài 5: Văn bản thông tin
- Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Thực hành tiếng Việt (trang 96)
- Bài tập Trạng ngữ
- Giờ Trái Đất
- Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Nói và nghe: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
- Tự đánh giá: Những mốc son của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
-
Soạn Văn 6 - Tập 2
-
Bài 6: Truyện
- Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Thực hành tiếng Việt (trang 16)
- Truyện Cô bé bán diêm
- Soạn bài Cô bé bán diêm
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Tự đánh giá: Anh Cút Lủi
-
Bài 7: Thơ
- Bài thơ Đêm nay bác không ngủ
- Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ
- Bài thơ Lượm
- Soạn bài Lượm
- Thực hành tiếng Việt (trang 36)
- Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề
- Tự đánh giá: Sao không về Vàng ơi
-
Bài 8: Văn bản nghị luận
- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
- Khan hiếm nước ngọt
- Thực hành tiếng Việt (trang 54)
- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
- Soạn Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- Ý kiến về vấn đề nên có vật nuôi trong nhà
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
- Tự đánh giá: Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?
- Bài 9: Truyện
-
Bài 10: Văn bản thông tin
- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- Thực hành tiếng Việt (trang 97)
- Những phát minh “bất ngờ và tình cờ”
- Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản thông tin
- Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
- Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề (trang 107)
- Tự đánh giá: World Wide Web ra đời và phát triển như thế nào 30 năm qua?
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2
-
Bài 6: Truyện
- Không tìm thấy