-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 16, 17, 18, 19
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17, 18, 19.
Qua đó, các em dễ dàng trình bày khái niệm, khối lượng Mol và thể tích Mol của chất khí. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 3 Chương 1: Phản ứng hóa học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí
Mở đầu
Bằng phép đo thông thường, ta chỉ xác định được khối lượng chất rắn, chất lỏng hoặc thể tích của chất khí. Làm thế nào để biết lượng chất có bao nhiêu phân tử, nguyên tử?
Trả lời:
Để biết được lượng chất có bao nhiêu phân tử, nguyên tử ta cần sử dụng khái niệm mol.
I. Mol
1. Khái niệm
Câu 1: Đọc thông tin Hình 3.1 và so sánh khối lượng của 1 mol nguyên tử carbon, 1 mol phân tử iodine và 1 mol phân tử nước.
Trả lời:
+ Khối lượng 1 mol nguyên tử carbon là 12 gam.
+ Khối lượng 1 mol phân tử iodine là 254 gam.
+ Khối lượng 1 mol phân tử nước là 18 gam.
Vậy khối lượng 1 mol nguyên tử carbon < khối lượng 1 mol phân tử nước < khối lượng 1 mol phân tử iodine.
Câu 2: Tính số nguyên tử, phân tử có trong mỗi lượng chất sau:
a) 0,25 mol nguyên tử C;
b) 0,002 mol phân tử I2;
c) 2 mol phân tử H2O.
Trả lời:
Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022 × 1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy:
a) 0,25 mol nguyên tử C có 0,25 × 6,022 × 1023 = 1,5055 × 1023 nguyên tử C.
b) 0,002 mol phân tử I2 có 0,002 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1021 phân tử I2.
c) 2 mol phân tử H2O có 2 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1024 phân tử H2O.
Câu 3: Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử?
a) 1,2044. 1022 phân tử Fe2O3;
b) 7,5275. 1024 nguyên tử Mg.
Trả lời:
Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022 × 1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy:
a) 1,2044. 1022 phân tử Fe2O3 tương đương với
b) 7,5275. 1024 nguyên tử Mg tương đương với
2. Khối lượng Mol
Câu 1: Tính khối lượng mol của chất X, biết rằng 0,4 mol chất này có khối lượng là 23,4 gam.
Trả lời:
Khối lượng mol của chất X bằng: MX =
Câu 2: Tính số mol phân tử có trong 9 gam nước, biết rằng khối lượng mol của nước là 18 g/mol.
Trả lời:
Số mol phân tử có trong 9 gam nước bằng nnước=
Câu 3: Calcium carbonate có công thức hoá học là CaCO3.
a) Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate.
b) Tính khối lượng của 0,2 moi calcium carbonate.
Trả lời:
Calcium carbonate có công thức hoá học là CaCO3.
a) Khối lượng phân tử của calcium carbonate bằng 40 + 12 + 16.3 = 100 (g/mol)
b) Khối lượng của 0,2 moi calcium carbonate bằng
mcalcium carbonate = Mcalcium carbonate.ncalcium carbonate= 100.0,2 = 20 (gam)
3. Thể tích Mol của chất khí
Câu 1: Ở 25°C và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
Trả lời:
Ở 25°C và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích 24,79.0,25 = 6,1975 (lit)
Câu 2: Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khi nitrogen. Ở 25°C và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích là bao nhiêu?
Trả lời:
Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khi nitrogen. Ở 25°C và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích bằng 24,79.(1+4) = 123,95 lit
Câu 3: Tính số mol khí chứa trong bình có thể tích 500 mililit ở 25°C và 1 bar
Trả lời:
Số mol khí chứa trong bình có thể tích 500 mililit (= 0,5 lit) ở 25°C và 1 bar bằng 0,5 : 24,79 = 0,02 mol
II. Tỉ khối chất khí
Câu 1:
a) Khí carbon dioxide (CO2) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
b) Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân hủy chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon dioxide. Hãy cho biết khí carbon dioxide tích tụ ở trên nền hang hay bị không khí đẩy bay lên trên.
Trả lời:
a) Khối lượng phân tử CO2: 12 + 16 . 2 = 44 (amu).
Tỉ khối của khí carbon dioxide so với không khí:
Vậy khí carbon dioxide nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.
b) Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân hủy chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon dioxide. Do nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần nên khí carbon dioxide tích tụ ở trên nền hang.
Câu 2:
a) Khí methane (CH4) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
b) Dưới đáy giếng thường xảy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ, sinh ra khí methane. Hãy cho biết khí methane tích tụ dưới đáy giếng hay bị không khí đẩy bay lên trên.
Trả lời:
a) Khối lượng phân tử khí methane: 12 + 4 . 1 = 16 (amu).
Tỉ khối của khí methane so với không khí:
Vậy khí methane nhẹ hơn không khí khoảng 0,55 lần.
b) Dưới đáy giếng thường xảy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ, sinh ra khí methane. Do nhẹ hơn không khí nên khí methane sẽ không tích tụ dưới đáy giếng mà bị không khí đẩy bay lên trên.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bài tập câu Tường thuật môn tiếng Anh lớp 8 (Có đáp án)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu)
10.000+ -
Đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Nội
10.000+ -
Kế hoạch dạy học môn Lịch sử 12 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 3 -
Kỹ thuật lập trình - Học ngôn ngữ lập trình
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
100.000+ -
Bộ đề ôn tập môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
50.000+ -
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
100.000+ 1
Mới nhất trong tuần
-
Lời nói đầu
-
Chương I: Phản ứng hóa học
-
Chương II: Một số hợp chất thông dụng
-
Chương III: Khối lượng riêng và áp suất
-
Chương IV: Tác dụng làm quay của lực
-
Chương V: Điện
-
Chương VI: Nhiệt
-
Chương VII: Sinh học cơ thể người
- Bài 30: Khái quát về cơ thể người
- Bài 31: Hệ vận động ở người
- Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
- Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
- Bài 34: Hệ hô hấp ở người
- Bài 35: Hệ bài tiết ở người
- Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
- Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
- Bài 38: Hệ nội tiết ở người
- Bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
- Bài 40: Sinh sản ở người
-
Chương VIII: Sinh vật và môi trường
- Không tìm thấy