Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 (Sách mới) Ôn tập cuối học kì 2 GDKT&PL 11 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 năm 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT………

BỘ MÔN: ……

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: GDKT&PL 11

A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

Những nội dung kiến thức đã học:

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa sau học kỳ II gồm các bài và chủ đề sau

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Bài 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thề và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

B. VẬN DỤNG KIẾN THỨC:

I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1:

Em hãy chia sẻ một số câu chuyện về sự bất bình đẳng giới trong cuộc sống, sự phân biệt đối xử giữa người nghèo, người khuyết tật?

Câu 2:

Em hãy sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các Dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp?

Câu 3:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4:

Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông để tuyên truyền về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 5:

Em hãy viết một bài luận thể hiện ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân.

Câu 6:

Em hãy viết một bài luận về những việc mà bản thân và gia đình đã làm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn về ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể, và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 8:

Em hãy viết một bài luận tuyên truyền về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9:

Em hãy thiết kế và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu 10:

Em hãy thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Câu 11:

Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 2: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. nghĩa vụ.
B. tập tục.
C. quyền.
D. trách nhiệm.

Câu 4: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.
B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Thay đổi địa bàn cư trú.

Câu 5: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thức hiện hành vi nào sau đây ?

A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo
B. Giữ gìn an ninh trật tự.
C. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
D. Thao gia bảo vệ an ninh quốc gia.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
B. Tiến hành cấp đổi căn cước.
C. Lựa chọn giao dịch dân sự.
D. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

Câu 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện ở việc, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

Câu 8: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh là thể hiện bình đẳng về

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. nghĩa vụ.
D. quyền.

Câu 9: Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải

A. ủy quyền lập di chúc thừa kế.
B. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.
C. truyền bá các nghi lễ tôn giáo.
D. chia đều các nguồn thu nhập.

Câu 10: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.
B. Văn hoá.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế?

A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
B. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Nam, nữ bình đẳng trong
việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.

..............

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN GDKT&PL 11

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó:

A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

Câu 2 (0,25 điểm). Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

A. Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe
B. Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
C. Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác
D. Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác

Câu 3 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Theo dõi nghi can vụ án.
B. Khống chế tù nhân vượt ngục.
C. Đánh người khác gây thương tích.
D. Giam giữ người bị tình nghi.

Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.
B. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.
C. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.
D. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.

Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?

A. lan truyền bí mật quốc gia.
B. ngăn chặn đấu tranh phê bình.
C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
D. cản trở phản biện xã hội.

Câu 6 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều:

A. bị xử phạt hành chính.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Câu 7 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí”.

A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin

Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền gì?

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
D. thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quy định của Tòa án.
D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 11 (0,25 điểm). Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình, em sẽ làm gì?

A. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn
B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác
C. Nói với cô giáo để cô xử lý
D. Không chơi với bạn nữa

Câu 12 (0,25 điểm). Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H. Bà V và anh H cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
C. Bất khả xâm phạm về tài sản.
D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Câu 13 (0,25 điểm). Chị H viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Chị H đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Thông cáo báo chí.

Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

Câu 15 (0,25 điểm). Ai trong tình huống sau vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp anh N yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh N đẩy ngã gây chấn thương.

A. Anh N và anh T.
B. Anh S và anh N.
C. Anh S và ông K.
D. Anh N và ông K.

Câu 16 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
C và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, C thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo C cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.
B. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.
C. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.
D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi nào của chị A trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế Giáo dục kinh tế và Pháp luật Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty).

A. Tự ý đọc tin nhắn trong điện thoại của chị P.
B. Dùng điện thoại của chị P khi chưa được sự đồng ý.
C. Chia sẻ dự định chuyển công ty của chị P với người khác.
D. Nói chuyện, giải quyết công việc riêng trong giờ làm việc.

Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A. Chị V và anh K.
B. Ông T và anh K.
C. Ông T và chị V.
D. Ông T, chị V, anh K.

..........

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 11 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ………….

BỘ MÔN: GDCD

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: GDKT&PL - KHỐI 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Công dân bình đẳng về quyền và pháp luật

- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

- Ý nghĩa của bình đẳng giới

- Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - lao động, giáo dục – y tế

- văn hóa – khoa học công nghệ, gia đình

- Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

- Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại

- Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

B.LUYỆN TẬP

I - Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.
C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.

Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc

Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về

A. tập tục
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.

Câu 4: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng

A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. trạng thái sức khỏe tâm thần.
C. thành phần và địa vị xã hội.
D. tâm lí và yếu tố thể chất.

Câu 6: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Lao động.

Câu 7: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. gia đình.

Câu 8: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, huyện Y đã tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Ngoài ra, chính quyền huyện còn có các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ,... Các hoạt động này đã góp phần giúp nữ giới phát huy vai trò trong xã hội.

8.1: Kết quả của việc thực hiện các biện pháp như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ… sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị, văn hóa, lao động.
B. Giáo dục, kinh tế và chính trị.
C. Chính trị, kinh tế, lao động.
D. Kinh tế, văn hóa, lao động.

8.2: Việc chính quyền huyện Y đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên lĩnh vực

A. Kinh tế.
B. Kinh doanh.
C. Chính trị.
D. Lao động.

8.3: Hoạt động động hỗ trợ nghề cho phụ nữ và làm tốt công tác vay vốn đối với chị em phụ nữ đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực

A. Lao động.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Kinh doanh.

.............

Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11, Đề cương ôn thi học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11, Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11, Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11, Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11, Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 11, Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 39
  • Lượt xem: 616
  • Dung lượng: 104,6 KB
Sắp xếp theo