Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập cuối học kì 1 lớp 9 môn Vật lý

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 9 bao gồm kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 9 năm 2023 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh 9.

Đề cương học kì 1 môn Vật lý 9 năm 2023 - 2024

PHÒNG GD&ĐT………..

TRƯỜNG THCS…………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024

MÔN VẬT LÍ LỚP9

A. Tóm tắt kiến thức ôn thi học kì 1 Lý 9

Chương I. Điện học

I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

1. Định luật Ôm:

“Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”

Công thức: I=\frac{U}{R}

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (W)

2. Điện trở dây dẫn:

Trị số R=\frac{U}{I}

không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

Chú ý:

- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

II. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP

1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song

Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

I\ =\ I\ _1+\ I_2

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

U=U_1=U_2

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ

\frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}\ hay\ R_{td}=\frac{R_1+R_2}{R_1+R_2}

III. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY

“Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”

Công thức:

R=\rho \frac{l}{S}

Trong đó: R: Điện trở dây dẫn, có đơn vị là (Ω)

l: Chiều dài dây dẫn, có đơn vị là (m)

ρ: Điện trở suất, có đơn vị là( Ω.m)

IV. BIẾN TRỞ

1. Biến trở

  • Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
  • Các loại biến trở được sử dụng là: Biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

V. Công suất điện

1. Công suất điện

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = U.I. Trong đó

P: Công suất điện, có đơn vị là (W)

U: Hiệu điện thế, có đơn vị là (V)

I: Cường độ dòng điện, có đơn vị là (A)

2. Hệ quả:

Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

P = I2 . R hoặc P = U2/R

3. Chú ý

  • Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
  • Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
  • Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: Giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
  • Đối với bóng đèn (dụng cụ điện): Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:

Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.

VI. ĐIỆN NĂNG

1. Điện năng là gì?

Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: Nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng …

Ví dụ:

- Bóng đèn dây tóc: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Đèn LED: Điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

- Nồi cơn điện, bàn là: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Quạt điện, máy bơn nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

2. Hiệu suất sử dụng điện

Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

công thức: H=\frac{A_1}{A}.100\%

A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng, đơn vị là J

A: Điện năng tiêu thụ, đơn vị là J

H: Hiệu suất

Chú ý: + Hiệu suất:

H=\frac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=\frac{P_{ci}}{P_{tp}}.100\%=\frac{Q_{ci}}{Q_{tp}}.100\%

VII. CÔNG DÒNG ĐIỆN (điện năng tiêu thụ)

1/ Công dòng điện

Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

Công thức: A = P.t = U.I.t với:

A: Công dòng điện (J)

P: Công suất điện (W)

U: Hiệu điện thế (V)

t: Thời gian (s)

2/ Đo điện năng tiêu thụ

Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).

1 KWh = 3 600 000J

VIII. ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ

(Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)

“Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”

Công thức: Q = I2.R.t với:

Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở (W)

t: Thời gian (s)

* Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24.I2 .R.t

1 Jun = 0,24 calo

1 calo = 4,18 Jun

Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC

1. Nam châm vĩnh cửu.

a) Từ tính của nam châm:

Nam châm nào cũng có hai từ cực, khi để tự do cực luôn luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc, kí hiệu là N (màu đậm). Còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam, kí hiệu là S (màu nhạt)

b) Tương tác giữa hai nam châm.:

Khi đưa từ cực của 2 nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

2. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

a) Lực từ:

* Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (Lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

b)Từ trường:

Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường

c) Cách nhận biết từ trường:

Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường

3. Từ phổ - đường sức từ

a) Từ phổ.

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

b) Đường sức từ:

- Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực N, đi vào cực S của nam châm

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

a)Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:

- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm là giống nhau - Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

b) Quy tắc nắm tay phải: (Áp dụng tìm chiều dòng điện, chiều đường sức từ)

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

B. Các dạng bài tập trọng tâm

I. Câu hỏi tự luận

Bài 1: Có 2 điện trở là R1 = 6W ; R2 = 12W được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.

Bài 2: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 2m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V

a. Tính điện trở của dây.

b. Xác định công suất của bếp.

c, Bếp điện được sử dụng trung bình 1,5 h trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bếp điện trong 30 ngày.

Bài 3: Số đếm của công tơ điện trong gia đình cho biết điều gì?

Bài 4 : Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên một bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 40W.

a) Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.

b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Bóng đèn ghi 24V - 12W; R2 = R3 = 24W , UAB = 30V.

a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên đèn và tính điện trở của bóng đèn khi đèn sáng bình thường.

b) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và số chỉ của ampe kế.

Bài 6: Một biến trở làm bằng Nikêlin có tiết diện S = 1,6mm2, chiều dài l = 600m, điện trở suất r = 0,4.10-6Wm.

a, Tính điện trở lớn nhất của biến trở.

b, Mắc biến trở vào mạch điện như hình vẽ

Trên bóng đèn có ghi (9V – 0,5A), hiệu điện thế giữa hai điểm AB là 12V. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

Bài 7:

Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng 1 hiệu điện thế là 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 25oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng toả vào môi trường . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

a, Tính thời gian đun sôi nước

b, Sử dụng ấm điện trên 1ngày một lần. Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày biết giá 1 số điện là 1 700đ

Bài 8: Một dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.

1/ Tính điện trở của dây.

2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.

Bài 9: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 W ; R2 = 5 W ; R3 = 7 W được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.

1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

II. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Môi trường nào sau đây có từ trường ?

A. Xung quanh vật nhiễm điện
B. Xung quanh viên pin
C. Xung quanh thanh nam châm
D. Xung quanh một dây đồng.

Câu 2. Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là

A . R1- R2
B.\ \frac{R_1+R_{_{2_{ }}}}{2}
C. R1+R2
D.\ \frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}

Câu 3. Chiều của đường sức từ của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?

A. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn
B. Chiều của lực từ
C. Chiều chuyển động của dây dẫn
D. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 4: Nam châm vĩnh cửu có:

A. Một cực
B. Hai cực
C. Ba cực
D. Bốn cực

Câu 5: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cục nam châm vĩnh cửu.
B. Điện tích thử.
C. Kim nam châm.
D. Điện tích đứng yên.

Câu 6. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 7. Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.
B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay phải.
D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 8. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện.
B. các đường sức từ.
C. cường độ điện trường.
D. cảm ứng từ.

Câu 9. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 5Ω mắc nối tiếp nhau là:

A. 8Ω
B. 4Ω
C. 9Ω
D. 2Ω

Câu 10: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 11. Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 3 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. tăng gấp 3 lần.
B. tăng gấp 9 lần.
C. giảm đi 3 lần.
D. không thay đổi.

Câu 12. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn

A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ
B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ
C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn
D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Câu 13: Nam châm điện không được sử dụng trong thiết bị nào dưới đây?

A. Loa điện
B. Rơ le điện từ
C. Chuông báo động
D. Rơ le nhiệt

Câu 14: Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

A. I = I1+ I2
B. R = R1+ R2
C. \frac{I_1}{I_2}=\frac{R_2^{_{_{ }}}}{R_1}
D. U= U1=U2.

Câu 15: Có 3 điện trở R1 = 3Ω, R2=R3=6Ω mắc như sau: R1 nối tiếp(R2 ¤ ¤ R3). Điện trở tương đương của ba điện trở này là:

A. 1,5 Ω
B. 3,6 Ω
C. 6 Ω
D. 15 Ω

Câu 16. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 15và R2= 10 mắc song song, điện trở tương đương của đoạn mạch là:

A. R = 6
B. R = 25
C. R = 8
D. R = 10

Câu 17. Đưa hai cực của 2 thanh nam châm lại gần nhau, hiện tượng xảy ra là:

A. Cùng cực thì đẩy nhau,
B. Đẩy nhau hoặc hút nhau
C. Khác cực thì đẩy nhau
D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 18. Trong quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra 900, chỉ chiều của ?

A. Lực điện từ
B. Đường sức từ
C. Dòng điện
D. Của nam châm

Câu 19. Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm
B. Xung quanh dòng điện
C. Xung quanh điện tích đứng yên
D. Xung quanh Trái Đất

Câu 20. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn
B. lực từ.
C. Lực điện
D. lực điện từ.

Câu 21. Rơle điện từ có tác dụng gì?

A. Tự động đóng ngắt mạch điện
B. Đóng mạch điện cho động cơ làm việc.
C. Ngắt mạch điện cho nam châm điện.
D. Đóng mạch điện cho nam châm điện.

Câu 22. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
C. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10.420
  • Lượt xem: 57.561
  • Dung lượng: 213,2 KB
Tìm thêm: Vật lý 9
Sắp xếp theo