Đề cương ôn thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 GDKT&PL 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 năm 2024 - 2025 gồm hệ thống kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc mới bám sát nội dung đề minh họa 2025.
Đề cương ôn tập học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập trọng tâm. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 GDKT&PL 12 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem: đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12
1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDKT&PL 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT …. . BỘ MÔN: GDKT&PL | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: GDKT&PL, KHỐI 12 |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.
A.An sinh xã hội.
B.Trật tự xã hội.
C.Phúc lợi xã hội.
D.Trợ cấp xã hội.
Câu 2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam không bao gồm chính sách nào sau đây?
A.Chính sách hỗ trợ việc làm.
B.Chính sách trợ giúp xã hội.
C.Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.
D.Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.
Câu 3. Trong trường hợp sau, người dân trên địa bàn xã B đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?
Trường hợp. Năm 2022, do hậu quả của thiên tai, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, chính quyền xã B đã kịp thời trợ cấp cho các hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng, nhờ đó, người dân đã sớm ổn định lại cuộc sống.
A. Chính sách bảo hiểm xã hội.
B. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
C. Chính sách trợ giúp xã hội.
D. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
Câu 4. Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc
A. giải quyết triệt để các mâu thuẫn, bất bình đẳng trong xã hội.
B. xóa bỏ hoàn toàn chênh lệch giàu – nghèo giữa các nhóm dân cư.
C. giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
D. xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch về điều kiện sống giữa các vùng, miền.
Câu 5. Trong trường hợp sau, gia đình anh A đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?
Trường hợp. Trước năm 2018, gia đình anh A thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, anh A đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình anh A đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
A.Chính sách trợ giúp xã hội.
B.Chính sách bảo hiểm xã hội.
C.Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D.Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của an sinh xã hội?
A.Tăng thu nhập cho người yếu thế.
B.Giúp nâng cao hiệu quả quản lí xã hội.
C.Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
D.Xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội.
Câu 7. Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động – đó là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?
A.Chính sách trợ giúp xã hội.
B.Chính sách bảo hiểm xã hội.
C.Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D.Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 8. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?
A.Chính sách trợ giúp xã hội.
B.Chính sách bảo hiểm xã hội.
C.Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D.Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 GDKT&PL 12
2. Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT …. . BỘ MÔN: GDKT&PL | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 |
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN:
Câu 1.1: Dùng để biểu thị thu nhập của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra trong một năm là
A. tổng thu nhập quốc nội ( GDP).
B. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân ( GNI).
Câu 1.2 : Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần
A. tăng tỷ lệ đói nghèo đa chiều.
B. gia tăng phân hóa giàu nghèo.
C. giải quyết tốt vấn đề việc làm.
D. gia tăng lệ thuộc vào thế giới.
Câu 1.3 : Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Hội nhập kinh tế.
D. Kinh tế đối ngoại.
Câu 2.1 : Giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong thời gian nhất định được gọi là
A. tổng thu nhập quốc dân ( GNI).
B. tổng thu nhập quốc nội ( GDP).
C. tổng thu nhập quốc nội trên đầu người.
D. tổng thu nhập quốc dân trên đầu người.
Câu 2.2 : Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào
A. chỉ số giảm nghèo đa chiều.
B. tổng hàng hóa xuất khẩu.
C. tổng thu nhập quốc dân.
D. chỉ số phát triển bền vững.
Câu 3.1: Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là
A. quá trình phân phối lại tiền tệ.
B. sự mất giá của đồng tiền nội địa.
C. quá trình kiềm chế lạm phát.
D. sự gia tăng mức sống người dân.
Câu 3.2 : Đối với một quốc gia tăng trưởng và phát triển kinh tế có vai trò quan trọng, là điều kiện cần thiết để
A. thúc đẩy tỷ lệ thất nghiệp.
B. gia tăng tỷ lệ lạm phát.
C. thúc đẩy phân hóa giàu nghèo.
D. khắc phục tình trạng đói nghèo.
Câu 3.3: Một quốc gia được coi là có sự phát triển về kinh tế khi cơ cấu ngành nông nghiệp giảm đi, cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng
A. giảm theo.
B. tăng lên.
C. không đổi.
D. cân bằng.
Câu 4.1: Trong một cuộc thảo luận về phát triển kinh tế của một quốc gia, một nhóm học sinh đề xuất tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực của người lao động. Đề xuất của nhóm học sinh phản ánh thái độ
A. ủng hộ và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
B. lạc quan nhưng không liên quan gì đến tăng trưởng kinh tế.
C. đồng tình nhưng không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.
D. phản đối những hành vi cản trở sự phát triển kinh tế.
Câu 4.2 : Một trong những thước đo để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó là dựa vào
A. chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
B. mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.
C. mức tăng chỉ số phát triển con người.
D chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế.
Câu 5.1 : Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế là
A. sự bổ sung tỷ lệ thất nghiệp.
B. sự tăng trưởng mức sản xuất.
C. sự suy giảm chất lượng sống.
D. quá trình gia tăng lạm phát
Câu 5.2 : Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ góp phần
A. nâng cao tỷ lệ thất nghiệp.
B. hạn chế nguồn thu ngân sách.
C. kiềm chế mở rộng việc làm.
D. nâng cao phúc lợi xã hội.
Câu 6.1: Đối với một quốc gia, tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng ở
A. thu nhập người dân.
B. chỉ số lạm phát.
C. tỷ lệ thất nghiệp.
D. tỷ lệ tử vong.
Câu 6.2: Đối với một quốc gia, tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng các
A. tệ nạn xã hội.
B. giá trị hàng hóa
C. quan hệ đối ngoại.
D. tổ chức tội phạm.
Câu 6.3: Đối với mỗi quốc gia, vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không thể hiện ở việc, thông qua tăng trưởng và kinh tế sẽ góp phần
A. củng cố quốc phòng, an ninh.
B. nâng cao phúc lợi xã hội.
C. gia tăng lạm phát, thất nghiệp.
D. khắc phục tình trạng đói nghèo.
Câu 7.1: Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?
A. Mức sống bình dân.
B. Tiến bộ xã hội.
C. Cơ cấu dòng tiền.
D. Tăng trưởng dân số.
..............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Cánh diều
3. Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT …. . BỘ MÔN: GDKT&PL | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: GDKT&PL, KHỐI 12 |
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Phân biệt tăng trưởng và phát triển kinh tế
2. Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
3. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế
4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Chủ đề 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm và sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
3. Trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
1. Bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm
2. An sinh xã hội, một số chính sách an sinh xã hội cơ bản, vai trò của an sinh xã hội
Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
1. Nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh
2. Giải thích sự càn thiết phải lập kế hoạch kinh doanh
Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện
2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
1. Khái niệm quản lý thu chi trong gia đình
2. Sự cần thiết quản lý thu chi trong gia đình
3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lý trong gia đình
B. LUYỆN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế
A. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.
C. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.
D. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.
Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Số lao động tham gia sản xuất.
B. Tổng diện tích đất được sử dụng.
C. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.
D. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.
Câu 3. Tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt là
A. GDP.
B. GNI.
C. HDI.
D. NDI.
Câu 4. Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư.
B. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
C. Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
D. Giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.
Câu 5. GDP/ người là viết tắt của chỉ số nào sau đây?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 6. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?
Thông tin. …. là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hoá, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
C. Chỉ số phát triển con người (HDI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 7. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là
A. GNI/ người.
B. HDI.
C. MPI.
D. Gini.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 9. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội được gọi là
A. Cơ cấu kinh tế.
B. Phát triển kinh tế.
C. Thành phần kinh tế.
D. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 10. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
B. Chỉ số đói nghèo có sự gia tăng nhanh chóng.
C. Loại bỏ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
D. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.
Câu 11. Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số nào dưới đây?
A. GDP.
B. GDI.
C. HDI.
D. GNI.
Câu 12. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.
Câu 13. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện như thế nào?
A. Làm gia tăng sự không ổn định trong hệ thống tài chính.
B. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.
C. Tăng cường chi phí cho khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo chậm trễ cho việc thích nghi với những công nghệ mới.
Câu 14. Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của
A. phát triển bền vững.
B. chuyển dịch kinh tế.
C. chuyển đổi kinh tế.
D. thành phần kinh tế.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.
C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.
D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.
Câu 16:
Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3. 200 - 3. 500 USD (so với mức 2. 100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2. 052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ.
a)Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế.
b)Thu nhập theo đầu người từ 3. 500 USD giảm xuống còn 2052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống.
c)Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao.
d)Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế.
. . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12