Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi Mầm non 2021 Tài liệu thi giáo viên giỏi cấp trường Mầm non

Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi Mầm non 2021 mang tới 23 câu hỏi lý thuyết có đáp án kèm theo, cùng câu hỏi bài tập tình huống giúp các cô giáo tham khảo để chuẩn bị cho kì thi giáo viên giỏi Mầm non thật chu đáo.

Với những câu hỏi dưới đây các cô sẽ linh hoạt hơn, nhanh chóng trả lời những câu hỏi mà ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Vậy mời các cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên giỏi Mầm non

Câu 1. Theo Điều lệ trường mầm non, nhà trường thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc-giáo dục trẻ từ độ tuổi nào?

Trả lời: Theo Điều lệ trường Mầm non, nhà trường sẽ thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình Giáo dục mầm non.

Câu 2. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một nhóm đối với nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi?

Trả lời: - Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi là 15 trẻ/ nhóm

- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi là 20 trẻ/ nhóm

- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ/ nhóm

Câu 3. Hãy nêu quy định tại Điều lệ về số trẻ tối đa trong một lớp đối với trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi?

Trả lời: - Lớp Mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ/ lớp

- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi là 30 trẻ/ lớp

- Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi là 35 trẻ/ lớp

Câu 4. Theo quy định hiện hành một lớp bán trú có bao nhiêu giáo viên phụ trách?

Trả lời: Một lớp bán trú có từ hai giáo viên trở lên thì phải có một giáo viên phụ trách chính.

Câu 5. Trong trường mầm non, Mẫu giáo được quy định tại Điều lệ có bao nhiêu tổ?

Trả lời: Trong trường mầm non theo quy định có hai tổ: Tổ chuyên môn và Tổ văn phòng

+ Tổ chuyên môn gồm: Giáo viên, người làm công tác thiết bị và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.

+ Tổ văn phòng gồm: Nhân viên y tế, văn thư, kế toán và nhân viên khác.

Câu 6. Qui định trong Điều lệ sinh hoạt ở tổ chuyên môn mấy lần/ tháng?

Trả lời: Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Câu 7. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, lớp MG trên địa bàn do ai thực hiện ?

Trả lời: Phòng GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

Câu 8. Em hãy cho biết thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, chia tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ công lập, nhà trẻ dân lập, tư thục?

Trả lời:

+ Chủ tịch UBND cấp Huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.

+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

Câu 9. Hãy nêu nhiệm vụ của giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường mầm non?

Trả lời: Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non. Lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động; Đánh giá và quản lý trẻ em, chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em , tham gia hoạt động của tổ chuyên môn.

Câu 10. Em hãy cho biết trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên Mầm non theo quy định trong Điều lệ?

Trả lời: Theo điều lệ trình độ chuẩn của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp Sư phạm mầm non

Câu 11. Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non cấp thẩm quyền nào bổ nhiệm hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư thục?

Trả lời: Theo luật sửa đổi, bổ sung của Điều lệ trường mầm non Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và tư thục.

Câu 12. Hãy nêu các hành vi giáo viên không nên làm đối với trẻ trong trường mầm non?

Trả lời: Xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Bỏ giờ bỏ lớp, tùy tiện cắt xén chương trình, đối xử không công bằng với trẻ em, bớt xén khẩu phần ăn, làm việc riêng khi đang tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.

Câu 13. Trẻ mầm non có độ tuổi và sức khỏe như thế nào thì được nhận vào trường?

Trả lời:

+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

+ Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Câu 14. Trẻ em có nhiệm vụ gì khi đang theo học trong các trường mầm non?

Trả lời:

+ Đi học đều, tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em, thực hiện các quy định của nhà trường

+ Có lời nói, cử chỉ, thói quen vệ sinh văn minh phù hợp với lứa tuổi. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ thuận tiện cho các hoạt động học và chơi.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng.

Câu 15. Trẻ em được hưởng quyền lợi và chính sách gì khi đang học trong trường mầm non?

Trả lời:

+ Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non của Bộ GDĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật hào nhập theo quy định và được lập hồ sơ cá nhân.

+ Được cân đo, khám sức khỏe, chữa bệnh không phải trẻ tiền ở các cơ sở y tế công lập…

Câu 16. Gia đình có trách nhiệm gì đối với trẻ đang học trong trường mầm non?

Trả lời: Gia đình thường xuyên quan hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

+ Tham gia các hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Câu 17. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gồm những hoạt động nào?

Trả lời:

+ Các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngũ, vệ sinh, sức khỏe và đảm bảo an toàn.

+ Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động học, chơi, lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ.

+ Tuyên truyền phổ biến nuôi con theo khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các cha mẹ và cộng đồng.

Câu 18. Trách nhiệm nhà trường phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương và xã hội để làm gì?

Trả lời: Nhà trường chủ động đề xuất các biện pháp với cấp ủy, chính quyền địa phương với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô phát triển của nhà trường, các biện pháp giáo dục và quan tâm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Câu 19. Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp mẫu giáo cần chuẩn bị những gì?

Trả lời: Để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non lớp học mẫu giáo cần có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

Câu 20. Trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo Điều lệ có mấy loại hình?

Trả lời: Theo điều lệ trường mầm non có 3 loại hình: Công lập, dân lập và tư thục.

Câu 21: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 - 3 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp? (2 điểm)

* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 2 – 3 tuổi trong một ngày:

- Gạo: 150 – 200g

- Thịt( cá, tôm, trứng): 120 – 150g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng

- Sữa: 400 – 500ml

- Dầu mỡ: 30 – 40 g

- Rau xanh: 100 – 120g

- Quả chín: 150 – 200g

* Cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ

- Chuẩn bị và chăm sóc trước bữa ăn:

+ Kê bàn ghế ngay ngắn, khoảng cạch đủ cho các cháu đi lại được, giáo viên dễ bao quát.

+ Chuẩn bị 01 bàn và 01 khăn lau bàn riêng để giáo viên chia thức ăn.

+ Chuẩn bị khăn lau miệng ẩm, trời lạnh khăn phải đủ ấm.

+ Giáo viên phải rữa sạch tay trước khi chia thức ăn, cho trẻ vệ sinh tay.

+ Giáo viên nhận và kiểm tra thức ăn theo đúng thực đơn quy định của ngày, nhận và kiểm đồ dùng: Bát, thìa, môi...

+ Chia thức ăn cho trẻ, giáo viên chia tại bàn chia ăn rồi mới đua phát cho trẻ.

- Trong bữa ăn:

+ Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, hướng dẫn trẻ mời cô và các ban ăn, hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, xúc cơm ăn không bị rơi vãi.

+ Với trẻ nhà trẻ giáo viên phải xúc cho trẻ, nếu trẻ ngồi chưa vững giáo viên phải bế trẻ.

+ Bao quát giời ăn, động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất

+ Trẻ đang ăn mà khóc, buồn ngủ, giáo viên phải tàm ngừng cho trẻ ăn, sau khi trẻ ngủ dậy hoặc trẻ nín mới cho ăn tiếp.

- Sau bữa ăn:

+ Giáo viên hướng dẫn trẻ dùng khăn lao miệng và rủa tay.

* Biện pháp giúp trẻ phục hồi suy dinh dưỡng tại lớp:

- Tìm ra nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng: Do quá trình nuôi dưỡng, dị tật, kinh tế gia đình, trẻ bị ốm đau, biếng ăn.

- Phát hiện các dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng như: Như trẻ không tăng cân, rối loạn tiêu hóa, da xanh xao.

- Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo tháng tuổi, nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.

- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng...

- Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

- Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao.

- Cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.

- Gia đình nên có thực đơn phù hợp với nhà trường đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.

- Thường xuyên tắm rữa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

- Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đảm bảo đủ ánh sáng

- Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.

- Ngoài ra phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ Tìm ra các nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp cụ thể, phù hợp với mỗi trẻ suy dinh dưỡng.

- Phối hợp với nhà trường tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để hạ số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp nhất có thể.

Câu 22: Đồng chí hãy nêu chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 - 5 tuổi trong một ngày? Nêu cách chăm sóc, tổ chức một bữa ăn cho trẻ tai lớp mình? Đồng chí đã dùng biện pháp gì nhằm phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại lớp?

* Chế độ ăn cho trẻ nhà trẻ 3 - 5 tuổi trong một ngày:

- Gạo: 200 - 300 g

- Thịt( cá, tôm, trứng): 200 g, một tuần có thể ăn 3 – 4 quả trứng

- Sữa: 400 – 500 ml

- Dầu mỡ: 30 – 40 g

- Rau xanh: 120 – 150 g

- Quả chín: 200 - 300 g

Câu 23: Đồng chí hãy chọn hoạt động Dạo chơi ngoài trời, Chơi các góc buổi sáng hoặc hoạt động chiều soạn theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hãy nêu nội dung đánh giá cuối ngày của trẻ ở lớp mình phụ trách? Việc đánh giá trẻ có ý nghĩa như thế nào trong công tác chăm sóc giáo dục?

Nội dung đánh giá trẻ:

- Đánh giá về sức khoẻ trẻ trong ngày

- Đánh giá những cảm xúc của trẻ qua các hoạt động trong ngày.

- Đánh giá kỹ năng của trẻ qua các hoạt động trong ngày.

* Ý nghĩa:

- Hiểu và nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen hành vi của từng trẻ nhằm giúp giáo viên lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp nhằm phát triển thể chất, tình cảm.

- Dựa vào đánh giá nhằm giúp giáo viên có sự điều chỉnh trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.

- Phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.

Câu hỏi tình huống thi giáo viên giỏi Mầm non

Tình huống 1: Trong giờ hoạt động vui chơi đang diễn ra bình thường, Nam đang chơi với chiếc ô tô màu đỏ, thì bất ngờ Bảo chạy đến giật, Nam giật lại và cắn Bảo chảy máu. Gặp tình huống như thế bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết:

- Trước hết giáo viên phải sát trùng và băng vết thương cho Bảo. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân “Vì sao Nam cắn Bảo?”

- Giải thích hành động cắn bạn của Nam là không đúng và cho Nam xin lỗi Bạn Bảo.

Còn bạn Bảo giật đồ chơi của bạn là sai. Nếu con muốn chơi phải hỏi mượn bạn, nếu bạn không cho thì nói cô biết chứ không được cắn bạn. Con thấy hành động của con như thế nào? Cho Bạn Bảo xin lỗi Nam.

- Giáo dục, giới thiệu vài đồ chơi mới, hướng cháu chơi chung và chờ tới lượt, không giành giật đồ chơi.

- Chiều trả trẻ cô trao đổi với phụ huynh của 2 cháu để thu thập thông tin. Kết hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ.

Tình huống 2: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Tuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Cách giải quyết:

- Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.

- Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu… tùy theo khả năng của trẻ.

- Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu ví dụ như nam linh chi cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.

- Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và giành thời gian nhận xét bài vẽ của Tuấn (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 3.371
  • Lượt xem: 35.523
  • Dung lượng: 149,2 KB
Sắp xếp theo