Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 trường THPT Triệu Sơn 4 Đề thi thử môn Văn, Toán, tiếng Anh, Sinh, Hóa, Địa, GDCD, Sử

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 trường THPT Triệu Sơn 4 gồm 30 đề thi có đáp án chi tiết kèm theo của 8 môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Sinh học, GDCD, Địa lý, Lịch sử và môn Vật lý.

Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, làm quen với cấu trúc đề thi để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2021 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu thi THPT Quốc gia 2021 tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

(Đề thi có 01 trang, gồm 06 câu)

Mã dề: 122

THI KSCL LỚP 12 LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN. Lớp 12

Thời gian: 120 phút. (Không kể thời gian giao đề)

(Ngày thi: 13/3/2021)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân

có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước

(Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo, 1972)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

Câu 4. Theo anh/chị, giữa hạnh phúc…cho tôi và hạnh phúc…cho đất nước, điều gì quan trọng hơn? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của tinh thần cống hiến ở tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích diến biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)./.

------------ HẾT ------------

Thí sinh KHÔNG sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm!

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

Mã đề: 121

(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

THI KSCL LỚP 12 LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: NGỮ VĂN Lớp 12

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

I. ĐỌC – HIỂU

1

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do

0.5

2

Trong đoạn trích, nhà thơ đã gọi nhân vật trữ tình em bằng những hình ảnh: con chim sẻ, con chim sẻ tóc xù, con chim sẻ cuả phố ta

0.5

3

Tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu thơ sau:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

- Phủ định cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu đồng thời khẳng định những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc đời này. Câu hỏi tu từ đã thể hiện niềm tin và tình yêu cuộc sống của nhà thơ.

- Tạo tính nhạc, giọng điệu thiết tha cho những câu thơ.

0.75

0.25

4

* Đồng tình: bởi vì:

- Câu thơ là lời phủ định quan điểm của bác thợ mộc, bởi theo tác giả đó là một suy nghĩ không đúng.

- Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa. Cuộc đời này vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Đó là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mang tới cho ta cảm giác bình yên và thư thái. Đó là những việc tử tế của con người dù bình dị nhỏ nhoi mang tới cho ta niềm tin yêu, hứng khởi. Đó là những yêu thương ta nhận từ bao người như một món quà vô giá. Vì thế “dù ai có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc đời luôn kì diệu và đẹp đẽ.”

(Thí sinh có thể có lập luận khác, đảm bảo chặt chẽ, logic, thuyết phục thì vẫn cho điểm tối đa)

0.25

0.25

0.5

II. LÀM VĂN

1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ khơi dậy và bồi đắp cho chúng ta tình yêu cuộc sống, giúp ta tin rằng cuộc sống mến thương luôn tươi đẹp và đáng sống.

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ thức tỉnh chúng ta về những giá trị sống mà mình đeo đuổi. Thành công, hạnh phúc không phải là những điều lớn lao, vĩ đại mà có khi chỉ là những điều tốt đẹp nhỏ bé, bình dị.

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm cho những giá trị lớn lao cao cả sinh sôi, nảy nở góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

- Những điều tốt đẹp dẫu bé nhỏ bình dị nhưng có ý nghĩa, giá trị lớn lao. Trân trọng, nâng niu và phát huy những điều tốt đẹp bình dị là cách để góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0.25

0.25

1.0

0.25

0.25

2

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

3.1. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.

- Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi.

- Truyện Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.

- Để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc là diễn biến tâm lí và hành động Mị cởi trói cho A Phủ, cũng là cởi trói cho chính mình khỏi những đọa đày đau khổ của kiếp làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra.

3.2. Phân tích.

a. Giới thiệu sơ lược về A Phủ.

- A Phủ là một chàng trai mồ côi, lớn lên giữa núi rừng Tây Bắc, tuy cuộc sống nghèo khổ, lam lũ nhưng vô tư, yêu đời, yêu lẽ phải.

- Vì bất bình, đánh A Sử mà bị phạt vạ, trở thành kẻ ở trừ nợ trong nhà thống lí Pá Tra.

- Do đánh mất bò vì mải mê bẫy nhím mà A Phủ bị phạt trói đứng giữa những ngày đông lạnh giá…

à Giữa Mị và A Phủ có nhiều điểm tương đồng. Họ đều là những con người giàu nghị lực, khát khao tự do; đều là nạn nhân của cường quyền và thần quyền; đều phải chịu những đọa đày khổ ải về tinh thần và thể xác.

b. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị…

* Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ.

- Sau cuộc nổi loạn trong đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống đọa đày khổ cực, có phần khắc nghiệt hơn trước.

- Thời gian đọa đày khiến Mị vốn lặng câm lại càng lặng câm hơn trước. Mị vô cảm trước cuộc đời, cứ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

- Những đêm đầu khi A Phủ bị phạt trói đứng, Mị ra thổi lửa hơ tay, tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện. Bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.

- Trong lòng, Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.

- Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo. Hành động vẫn ra sưởi lửa hé lộ tinh thần phản kháng trong Mị.

* Thương người cùng cảnh ngộ.

- Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh chảy xuống gò má đã xám đen lại của A Phủ. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được.

à Dòng nước mắt của A Phủ đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình.

- Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết.

- Giả định: A Phủ trốn, Mị bị trói đứng vào thế chỗ, phải chết trên cái cọc ấy Mị cũng không sợ. Lòng thương A Phủ còn lớn hơn nỗi thương mình và vượt lên trên nỗi sợ hãi. Lòng vị tha đã chiến thắng vị kỉ.

àTình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.

* Từ cứu người đến cứu mình.

- Sau khi cứu A Phủ, Mị đứng lặng à nội tâm giằng xé giữa một bên là ý thức về thân phận, một bên là khát vọng sống, khát vọng giải thoát.

- Khi nỗi sợ hãi tìm về đúng lúc lòng thương mình chưa mất đi, ý thức về cuộc sống không ra sống còn hiện hữu, Mị vùng lên chạy theo A Phủ.

- Hành động tự cứu mình của Mị là hành động có tính chất tự phát, nhưng cội nguồn sâu sa của nó là khát vọng sống mãnh liệt. Nó làm thay đổi vị thế hai con người, từ nô lệ, cam chịu đến tự do, nổi loạn.

c. Đặc sắc nghệ thuật. (0.5 điểm)

- Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính.

- Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình.

- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

0.25

0.5

3.5

0.5

2.5

0.5

0.25

..............

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

(Đề thi có 04 trang, gồm 40 câu)

Mã đề: 128

ĐỀ KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: LỊCH SỬ. Lớp 12

Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề

(Ngày thi: 14/03/2021)

Câu 1: Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định

A. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.

B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.

C. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.

D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.

Câu 2: Dựa trên cơ sở nào “phương án Maobattơn” của thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia?

A. Kinh tế

B. Tôn giáo

C. Văn hóa

D. Lãnh thổ

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

C. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 4: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Hòa hoãn Đông - Tây.

B. Toàn cầu hóa.

C. Đa cực, nhiều trung tâm.

D. Liên kết khu vực.

Câu 5: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918), sự kiện nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công

B. Quân Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít

C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Câu 6: Đóng vai trò điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển trong giai đoạn 1945-1973 là

A. Đảng Dân chủ.

B. Đảng Cộng hòa.

C. Nhà nước.

D. Các tổ chức phi chính phủ.

Câu 7: Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi

A. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.

B. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”.

C. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.

D. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất

Câu 8: "Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc" là mục tiêu của chiến dịch nào?

A. Việt Bắc thu - đông 1947

B. Điện Biên Phủ năm 1954

C. Biên giới thu-đông năm 1950

D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.

Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 10: Trong những năm 1950-1953, “phục vụ kháng chiến” là một trong ba phương châm được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định trong

A. công cuộc cải cách giáo dục.

B. sự nghiệp phát triển văn hóa.

C. công cuộc cải cách văn hóa.

D. Đề cương văn hóa Việt Nam.

Câu 11: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8-1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung kì thực hiện khẩu hiệu

A. “Tăng gia sản xuất”

B. “Người cày có ruộng”.

C. “Không một tấc đất bỏ hoang”

D. “Phá khó thóc giải quyết nạn đói”.

Câu 12: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

A. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.

B. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

C. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

Câu 13: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. Cách mạng giải phóng dân tộc

D. Cách mạng tư sản dân quyền

Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ

A. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới

B. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia

C. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống, của sản xuất

D. sự mất công bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông đân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

A. Các quyền dân chủ.

B. Độc lập dân tộc.

C. Ruộng đất.

D. Hòa bình.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh vào đầu năm 1945?

A. Ký hòa ước với các nước bại trận.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.

D. Phân chia thành quả chiến thắng.

Câu 17: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai (Pháp)

A. Bản án chế độ thực dân Pháp

B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam

C. Công ước Liên Hợp quốc

D. Bản Tạm ước Việt – Pháp

Câu 18: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải

A. tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. thừa nhận sự thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ.

C. tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. thừa nhận sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

Câu 19: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh bùng nổ so với phong trào dân chủ 1936-1939?

A. Chính quyền thực dân tăng cường khủng bố.

B. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.

C. Quần chúng nhân dân hăng hái tham gia đấu tranh.

D. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ.

Câu 20: Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện đối sách gì đối với Pháp?

A. Không nhân nhượng về kinh tế.

B. Từ chối tham gia Liên hiệp Pháp.

C. Hòa hoãn, nhân nhượng.

D. Đối đầu trực tiếp về quân sự.

Câu 21: Mục tiêu đấu tranh trong thời kì vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là

A. độc lập dân tộc, cơm áo, hòa bình.

B. dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. người cày có ruộng.

D. độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Câu 22: Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là

A. dựa vào quân đội các nước thân Mỹ

B. kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc

C. có sự tham chiến của quân Mỹ

D. dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ

Câu 23: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào ở Việt Nam?

A. Hội Hưng Nam.

B. Việt Nam Quốc dân Đảng.

C. Hội Phục Việt.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 24: Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 là

A. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.

B. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.

C. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.

D. liên minh chặt chẽ với nước Mỹ.

Câu 25: Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930) thông qua?

A. Đề cương văn hóa Việt Nam.

B. Sách lược vắn tắt.

C. Luận cương chính trị

D. Báo cáo chính trị.

Câu 26: Nước được mệnh danh là Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh là

A. Braxin B. Cu ba

C. Mê – hi – cô

D. Ác – hen – ti – na

Câu 27: Từ sau thế chiến thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A. Tây Phi

B. Nam Phi

C. Đông Phi

D. Bắc Phi

Câu 28: Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 – 1939 là

A. thực dân Pháp nói chung

B. địa chủ phong kiến

C. bọn phản động thuộc địa và tay sai

D. các quan lại của triều đình Huế

Câu 29: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh

A. đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

B. đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. phát lệnh Tổng khởi nghĩa.

D. công bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 30: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là

A. Anh

B. Pháp

C. Liên X

D. Mỹ.

Câu 31: Theo hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), quân đội nước nào được ra miền Bắc Việt Nam thay thế quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?

A. Mĩ

B. Pháp.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Câu 32: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2 – 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

A. Đảng Dân chủ Việt Nam

B. Đảng Lao động Việt Nam

C. Đảng Dân chủ Đông Dương

D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 33: Lực lượng đóng vai trò chủ, yếu quyết định đến thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. lực lượng bán vũ trang

B. công nhân và nông dân

C. lực lượng chính trị.

D. lực lượng vũ trang

Câu 34: Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã làm cho chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn.

B. đã góp phần làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.

C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông-Tây.

D. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 35: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam phát triển theo

A. khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản.

B. khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng vô sản.

D. cách mạng tư sản dân tộc và dân chủ.

Câu 36: Yếu tố mang tính quyết định đến sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là

A. sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

B. sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến.

C. những chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tư sản.

D. những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.

Câu 37: Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn về

A. hệ tư tưởng

B. lợi ích

C. mục đích

D. tính chất

Câu 38: Cơ sở xã hội nào là yêu cầu cơ bản cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào Việt Nam

B. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ

C. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ

D. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929

Câu 39: Ở Việt Nam, căn cứ địa trong cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) không phải là

A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

B. chỗ dựa tinh thần cho quần chúng đấu tranh.

C. nơi giải quyết vấn đề tiềm lực của cách mạng.

D. nơi tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới.

Câu 40: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam mang đậm tính

A. Quần chúng và tự cường.

B. Dân tộc và toàn diện.

C. Chính nghĩa và lâu dài.

D. Nhân dân và chính nghĩa.

----------- HẾT ----------

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Địa lý

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

(Đề thi có 04 trang, gồm 40 câu)

Mã đề: 128

ĐỀ KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: ĐỊA LÍ. Lớp 12

Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề

(Ngày thi: 14/03/2021)

Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Hòn La.

B. Nghi Sơn.

C. Vũng Áng.

D. Chu Lai.

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu nào sau đây có tổng lượng mưa trung bình năm trên 2800mm?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Huế.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 43: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do

A. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.

B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.

C. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

D. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã?

A. Sông Đà.

B. Sông Thương.

C. Sông Cầu.

D. Sông Chu.

Câu 45: Căn cứ vào At lát Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?

A. Mơ Nông.

B. Mộc Châu.

C. Sơn La.

D. Tà Phình.

Câu 46: Vị trí nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên có

A. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

B. nhiều tài nguyên khoáng sản.

C. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

D. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Câu 47: Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta.

A. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.

B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.

C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai.

D. Phát triển đô thị theo hướng mở rộng các vành đai.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?

A. Quảng Ninh.

B. Lạng Sơn.

C. Sơn La.

D. Lào Cai.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất?

A. An Giang.

B. Long An.

C. Sóc Trăng.

D. Đồng Tháp.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ apatit có ở tỉnh nào sau đây?

A. Lào Cai.

B. Sơn La.

C. Yên Bái.

D. Lai Châu.

Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường nào sau đây nối Kon Tum với quốc lộ 1?

A. Quốc lộ 26.

B. Quốc lộ 24.

C. Quốc lộ 25

D. Quốc lộ 19.

Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu.

D. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 50%?

A. Bến Tre.

B. Trà Vinh.

C. Cà Mau.

D. Sóc Trăng.

Câu 54: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là

A. phát triển mô hình kinh tế VAC.

B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

C. khai hoang mở rộng diện tích.

D. đa dạng hóa sản xuất.

Câu 55: Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do mưa lớn và tác động của

A. mạng lưới đô thị.

B. mạng lưới sông ngòi.

C. triều cường.

D. bão.

Câu 56: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với nông nghiệp là

A. góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

B. nâng cao chất lượng và giá trị thương phẩm của nông sản.

C. tăng tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

D. thúc đẩy sản xuất hàng hóa qui mô lớn trong nông nghiệp.

Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông vận tải đường hàng không ở nước ta?

A. Khối lượng vận chuyển lớn nhất.

B. Cơ sở vật chất chưa được hiện đại hóa.

C. Chỉ có các sân bay nội địa.

D. Ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh.

Câu 58: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018

VùngDiện tích (nghìn ha)Sản lượng (nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng999,76 085,5
Trung du và miền núi Bắc Bộ631,23 590,6
Tây Nguyên245,41 375,6
Đông Nam Bộ270,51 423,0
Đồng bằng sông Cửu Long4 107,424 441,9

...............

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn GDCD

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

(Đề thi có 04 trang, gồm 40 câu)

Mã đề: 128

ĐỀ KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: GDCD. Lớp 12

Thời gian: 50 phút. Không kể thời gian giao đề

(Ngày thi: 14/03/2021)

Câu 81: Cơ quan nào sau đây cấp giấy đăng kí kết hôn cho nam nữ thanh niên đến tuổi trưởng thành?

A. Cơ quan công an huyện nơi cư trú.

B. Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú.

C. Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi cư trú.

D. Ủy ban Nhân dân xã nơi cư trú.

Câu 82: Tôn giáo còn được gọi là

A. đạo.

B. thần linh.

C. tâm linh.

D. lễ nghi.

Câu 83: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là

A. sử dụng pháp luật.

B. giáo dục pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 84: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

C. yêu cầu của tòa án.

D. yêu cầu của Viện Kiểm sát.

Câu 85: Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

A. Đạo tin lành.

B. Đạo Cao đài.

C. Đạo phật.

D. Đạo Thiên chúa.

Câu 86: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Tỷ suất lợi nhuận cao.

B. Điều tiết trong lưu thông.

C. Điều tiết sản xuất.

D. Tự phát từ quy luật giá trị.

Câu 87: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chị u trách nhiệm pháp lí

A. có thể khác nhau.

B. ngang nhau.

C. bằng nhau.

D. như nhau.

Câu 88: Cạnh tranh kinh tế ra đời trong

A. nền sản xuất tự nhiên.

B. mọi thời đại kinh tế.

C. nền sản xuất tự cấp tự túc.

D. nền sản xuất hàng hoá.

Câu 89: Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá tr ị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 90: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.

B. thực hiện pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 91: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 92: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

A. Hoạt động.

B. Tác động.

C. Sản xuất của cải vật chất.

D. Lao động.

Câu 93: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

A. Xấu.

B. Tốt.

C. Trung bình.

D. Đặc biệt.

Câu 94: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?

A. Công dụng của hàng hóa.

B. Lợi nhuận.

C. Số lượng hàng hóa.

D. Giá cả.

Câu 95: Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào trên thị trường?

A. Hàng hóa.

B. Giá cả

C. Người mua.

D. Người bán.

Câu 96: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?

A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng.

B. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.

C. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

D. Hạ giá thành sản phẩm.

Câu 97: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa

A. công dân với pháp luật.

B. nhà nước với pháp luật.

C. nhà nước với công dân.

D. công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 98: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt người không có chứng cứ.

B. Đánh người gây thương tích.

C. Đe dọa giết người.

D. Vô tình gây tai nạn chết người.

Câu 99: Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là

A. tồn tại trong thời gian dài.

B. tính rộng rãi.

C. tính xã hội .

D. tính cưỡng chế.

Câu 100: Nhà nước ta điều hành đất nước bằng

A. Hiến pháp và pháp luật.

B. văn hoá, giáo dục, chính trị.

C. quân đội và chính quyền.

D. kế hoạch phát triển kinh tế.

Câu 101: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào quan trọng nhất?

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu ngành kinh tế

. D. Cơ cấu đặc quyền kinh tế.

Câu 102: Trong các nguyên tắc bầu cử, nguyên tắc nào sau đây quan trọng nhất?

A. Nguyên tắc bình đẳng.

B. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

C. Nguyên tắc trực tiếp.

D. Nguyên tắc phổ thông.

Câu 103: Quyền ứng cử là quyền của

A. công dân đủ 21 tuổi.

B. cán bộ, công chức.

C. công dân đủ 18 tuổi.

D. mọi công dân

Câu 104: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú, thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ:

A. Sở hữu. B. Nhân thân. C. Tài sản. D. Hôn nhân.

Câu 105: Người lao động là người

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 15 tuổi trở lên.

D. từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 106: Bà N viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống Covid 19 cho người dân. Bà N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 107: Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lý đạt chuẩn cho phép. Ngược lại công ty B vì lợi nhuận nên đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy, công ty B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Kỷ luật

C. Dân sự.

D. Hành chính.

Câu 108: Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính bắt buộc đối với mọi người..

Câu 109: Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông A được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Hình sự và kỉ luật.

B. Hình sự và dân sự.

C. Kỉ luật và dân sự.

D. Dân sự và hành chính.

Câu 110: Thờ cúng tổ tiên thể hiện hoạt động nào trong các hoạt động dưới đây?

A. Tín ngưỡng.

B. Tâm linh.

C. Tôn giáo.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 111: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị K bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị K còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Ủy quyền.

B. Trực tiếp.

C. Gián tiếp

. D. Phổ thông.

Câu 112: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

A. thực thi đường lối.

B. tuân thủ quy chế.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. thi hành nội quy.

Câu 113: : ủy ban nhân dân xã X tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây nhà sinh hoạt cộng đồng là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở theo cơ chế nào dưới đây?

A. Dân bàn.

B. Dân kiểm tra.

C. Dân giám sát.

D. Dân hiểu.

Câu 114: Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?

A. Trường hợp nghi ngờ.

B. Trường hợp truy nã.

C. Trường hợp khẩn cấp.

D. Trường hợp quả tang.

Câu 115: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?

A. Bình đẳng giới.

B. Đại đoàn kết dân tộc.

C. An sinh xã hội .

D. Tiền lương.

Câu 116: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Đảm bảo an toàn tính mạng.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.

Câu 117. Ông R là giám đốc, ông Q là phó giám đốc, anh V, anh S và anh M là nhân viên cùng làm việc tại công ty X. Ông R phân công anh V phụ giúp anh S cùng đảm nhận việc sơn tường một tòa nhà. Vì không được sử dụng thiết bị bảo hộ đạt chuẩn như anh S, anh V bị dị ứng toàn thân, phải nằm viện điều trị nên bị ông R kí quyết định sa thải. Trong khi đó, do bị anh M phát hiện việc không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ đạt chuẩn cho công nhân nên ông Q đã đưa 10 triệu đồng cho anh M và được anh giữ kín việc này. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Ông R và anh M.

B. Ông R, ông Q và anh M.

C. Ông R và ông Q.

D. Ông Q và anh M và anh V.

Câu 118. Anh Q là trưởng công an xã đã ra quyết định đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng với lý do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết đơn kiện anh Q như vậy là

A. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo.

C. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

D. hoàn toàn hợp lý đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Câu 119. Anh L và anh P cùng mở quán bán phở. Thấy quán của anh P luôn đông khách thu được nhiều lợi nhuận nên vợ chồng anh L đã thuê K viết bài tung tin trên mạng xã hội về việc anh P bán phở không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết chuyện vợ chồng anh P bàn cách trả thù bằng cách rủ cháu T (con trai anh L) qua nhà chơi sau đó nhốt cháu T nhiều giờ liền gây hoang mang lo lắng cho gia đình anh L. Trong trường hợp trên, những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Vợ chồng L, K và T.

B. Vợ chồng L, K.

C. Vợ chồng P, vợ chồng L, K.

D. Vợ chồng anh P.

Câu 120. Anh T(SN 2000) là công nhân khu công nghiệp trong vùng dịch. Trong thời gian về địa phương nghỉ Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 đã được Trạm Y tế xã X yêu cầu đến trạm để lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 do đi về từ vùng dịch nhưng không chấp hành. Hành vi của anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Kỉ luật.

B. Hành chính.

C. Hình sự.

D. Dân sự.

----------- HẾT ----------

Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm