Bảng chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn nhất Chỉ số phát triển của thai nhi chuẩn theo từng tuần chi tiết

Chắc chắn khi mang thai các mẹ bầu đều đi siêu âm và bác sĩ sẽ trả phiếu kết quả với những chỉ số như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, cân nặng thai nhi.

Nhờ vậy, cha mẹ có cơ hội chứng kiến sự phát triển từng ngày của trẻ trong bụng mẹ. Vậy các chỉ số này như thế nào là thai nhi phát triển bình thường, đạt đúng chuẩn? Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ phản ánh chính xác sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện trong kết quả siêu âm thai với nhiều ký hiệu viết tắt khác nhau. Các chỉ số thai nhi theo tuần như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi đầu đều rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính xác các chỉ số phát triển của thai nhi này?

Có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số phát triển của thai nhi. Sau đây là một số chữ viết tắt chỉ số thai nhi quan trọng bạn đọc theo dõi nhé.

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối
  • CRL (Crown rump length):Chiều dài đầu mông. Thông thường các bé trong nửa đầu thai kỳ sẽ cuộn người nên rất khó đo chiều dài đầu – chân. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
  • EFW (estimated fetal weight): Cân nặng thai nhi ước tính
  • TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng
  • APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
  • AF (Amniotic fluid): Nước ối
  • AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
  • OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm

Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần

Trong quá trình mang thai, để biết em bé có phát triển bình thường, trọng lượng đạt chuẩn hay không thì chúng ta cần dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO.

Sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi có ổn định không?

Tuổi thai nhi theo tuầnCRL (Chiều dài đầu mông)BPD (Đường kính lưỡng đỉnh)FL (Chiều đai xương đùi)EFW (Cân nặng thai ước tính)
4--------
5--------
64-7mm------
79-15mm----0,5-2gr
816-22mm----1-3gr
923-30mm----3-5gr
1031-40mm----5-7gr
1141-51mm----12-15gr
1253mm----18-25gr
1374mm21mm--35-50gr
1487mm25mm14mm60-80gr
15101mm29mm17mm90-110gr
16116mm32mm20mm121-171gr
17130mm36mm23mm150-212gr
18142mm39mm25mm185-261gr
19153mm43mm28mm227-319gr
20164mm46mm31mm275-387gr
2126,7mm50mm34mm399gr
2227,8mm53mm36mm478gr
2328,9mm56mm39mm568gr
2430mm59mm42mm679gr
2534,6mm62mm44mm785gr
2635,6mm65mm47mm913gr
2736,6mm68mm49mm1055gr
2837,6mm71mm52mm1210gr
2938,6mm73mm54mm1379gr
3039,9mm76mm56mm1559gr
3141,1mm78mm59mm1751gr
3242,4mm81mm61mm1953gr
3343,7mm83mm63mm2162gr
3445mm85mm65mm2377gr
3546,2mm87mm67mm2595gr
3647,4mm89mm68mm2813gr
3748,6mm90mm70mm3028gr
3849,8mm92mm71mm3236gr
3950,7mm93mm73mm3435gr
4051,2mm94mm74mm3619gr

Chiều dài, cân nặng của thai nhi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: di truyền, tuổi của mẹ, số lượng thai, tình trạng sức khỏe và cân nặng của mẹ. Khi đi khám thai, bác sĩ siêu âm sẽ chỉ ra nguy cơ nếu các chỉ số thai nhi có vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển.

Các mẹ nên chú ý chiều dài, cân nặng của thai nhi tại 3 cột mốc: tuần tuổi thứ 12, tuần tuổi thứ 20 và tuần tuổi thứ 32 của thai nhi. Ngoài ra, vào tuần thai 12, các bác sĩ siêu âm sẽ đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ Hội chứng down.

Mức tăng cân phù hợp dành cho bà bầu

Để trọng lượng và kích thước của em bé dao động với số liệu trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần người phụ nữ mang thai còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy vào cân nặng của người mẹ trước khi mang thai, mà trong thai kỳ họ phải tăng số kg nhất định theo từng tháng.

Để xác định mức tăng cân phù hợp, chúng ta thường sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI, với công thức tính đó là: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2 . Trong đó, với một người phụ nữ có chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi tháng họ cần tăng 1,5kg - 2kg. Sau đó, mỗi tháng họ nên tăng khoảng 1kg.

Ngoài ra, nếu người phụ nữ trước khi mang thai có tình trạng thừa hoặc thiếu cân thì bạn cần điều chỉnh trọng lượng cần tăng thêm mỗi tháng sao cho phù hợp nhất. Việc tăng quá nhiều hoặc quá ít cân trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé và quá trình sinh nở. Một số hiện tượng có thể gặp phải ví dụ như: sinh non, thai có kích thước lớn nên khó sinh hoặc thai phát triển kém.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm