Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 8 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 82, 83. Qua đó, các em sẽ biết cách phân biệt từ nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 82, 83

Câu 1

Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?

a) Chín

  • Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
  • Tổ em có chín học sinh.
  • Nghĩa cho chín rồi hãy nói.

b) Đường

  • Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
  • Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
  • Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

c) Vạt

Những vạt nương màu mật.
Lúa chín ngập lòng thung.

Nguyễn Đình Ánh

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều

Nguyễn Đình Ảnh

Trả lời:

Câu

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Tổ em có chín học sinh.

+

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.

- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.

+

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.

+

- Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

+

- Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung.

- Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều.

+

Giải thích:

a) chín:

+ Tổ em có chín học sinh: chỉ số lượng.

+ Lúa ngoài đồng đã chín vàng: chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được.

=> Từ chín trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

+ Nghĩ cho chín rồi hãy nói: (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).

b) đường:

+ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt: chỉ thức ăn có vị ngọt.

+ Các chú công nhân đang chữa đường dây điện: chỉ đường dây liên lạc.

=> Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

+ Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp: chỉ đường giao thông đi lại và từ đường trong câu "Các chú công nhân đang chữa đường dây điện" là từ nhiều nghĩa (vì có mối quan hệ với nhau về nghĩa).

c) vạt:

+ Những vạt nương màu mật / Lúa chín ngập lòng thung: chỉ mảnh đất trồng trọt dải dài.

+ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre: chỉ hành động đẽo xiên.

=> Vậy từ vạt trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).

+ Vạt áo chàm thấp thoáng...: chỉ thân áo hình dải dài và từ vạt trong câu "Những vạt nương màu mật..." là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).

Câu 2

Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?

a)

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

Trả lời:

a) Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2).

- xuân (1) chỉ thời tiết. "Màu xuân" là mùa đầu tiên trong bốn mùa.

- xuân (2) có nghĩa là tươi đẹp.

b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng: "Nhân sinh thất thập cổ lai hi", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm." (…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

- xuân chỉ tuổi tác của con người.

Câu 3

Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng:

a) Cao

  • Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
  • Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

b) Nặng

  • Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
  • Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

c) Ngọt

  • Có vị như vị của đường, mật.
  • (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
  • (Âm thanh) nghe êm tai.

Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.

Trả lời

Từ

Nghĩa của từ

Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ

a) Cao

- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.

- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.

- Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi.

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.

b) Nặng

- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.

- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.

- Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng tay.

- Cô giáo em không bao giờ nói nặng học sinh.

c) Ngọt

- Có vị như vị của đường, mật.

- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.

- (Âm thanh) nghe êm tai.

- Em thích ăn bánh ngọt.

- Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn.

- Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt.

Bài tập vận dụng Luyện tập từ nhiều nghĩa

Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.

Đáp án

Nhà

  • Ngôi nhà của Lan đẹp quá
  • Anh xã nhà tôi làm việc ở Viettel

Đi

  • Bé Loan đang tập đi
  • Gia đình tôi chuẩn bị đi du lịch

Ngọt

  • Quả na này vừa ngọt vừa thơm
  • Cô giáo em có giọng nói ngọt ngào

Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Đáp án

a) - Nghĩa gốc: Miệng cười...,miệng rộng... (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn và nói. Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người: há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm); trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống)

- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ); nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)

b) - Nghĩa gốc: xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức)

- Nghĩa chuyển: sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật); hở sườn, sườn địch (chỗ trọng yếu, quan trọng)

Bài 3: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a) Vàng:

  • Giá vàng trong nước tăng đột biến
  • Tấm lòng vàng
  • Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b) Bay:

  • Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
  • Đàn cò đang bay trên trời
  • Đạn bay vèo vèo
  • Chiếc áo đã bay màu

Đáp án

a) Vàng:

  • Giá vàng: Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
  • Tấm lòng vàng: Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
  • Lá vàng: Từ đồng âm

b) Bay:

  • Cầm bay trát tường: Từ đồng âm
  • Đàn cò bay: từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
  • Đạn bay: từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)
  • Bay màu: từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

Bài 4: Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu:

a) Cân (là DT, ĐT, TT)

b) Xuân (là DT, TT)

Đáp án

a) Cân (là DT, ĐT, TT)

  • Bác Đào mới mua một chiếc cân đĩa
  • Bác Hoa cân thịt lợn
  • Hai lớp 4A và 4B có thành tích cân sức cân tài

b) Xuân (là DT, TT)

  • Mùa xuân đang đến
  • Mẹ em đang trong thời kì xuân sắc

Bài 5: Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

Đáp án

- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn (làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy)

- Nhóm 2: đánh giày, đánh răng (làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát)

- Nhóm 3: đánh tiếng, đánh bức điện (làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi)

- Nhóm 4: đánh trứng, đánh phèn (làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng)

- Nhóm 5: Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt)

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 30
  • Lượt xem: 6.387
  • Dung lượng: 232,9 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan