Văn mẫu lớp 7: Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 7
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca, được Download.vn giới thiệu sẽ hướng dẫn học sinh đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể lại sự ra đời của bài hát này.
Nội dung chi tiết bao gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu lớp 7, Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay dưới đây.
Đề bài: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”.
Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
- Dàn ý kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 1
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 2
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 3
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 4
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 5
- Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 6
Dàn ý kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca
1. Mở bài
Giới thiệu về sự kiện sẽ kể lại: Sự ra đời của bài hát Tiến Quân ca.
2. Thân bài
a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến sự kiện
Khi nào? Ở đâu? Ai là người chứng kiến?
b. Thuật lại diễn biến của sự ra đời của Tiến quân ca
- Trước khi sáng tác
- Trong quá trình sáng tác
- Sau khi sáng tác
c. Ý nghĩa, tác động
Trở thành quốc ca của nước Việt Nam, có ý nghĩa và ảnh hưởng đến toàn dân.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận của nhạc sĩ Văn Cao về sự ra đời của Tiến quân ca.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 1
Tôi là nhạc sĩ Văn Cao. Trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật, tôi đã có nhiều tác phẩm. Nhưng có lẽ Tiến quân ca - tác phẩm được chọn làm Quốc ca là khiến tôi tự hào nhất.
Hoàn cảnh ra đời của Tiến quân ca rất đặc biệt. Với tôi, Tiến quân ca là một đứa con tinh thần, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. Trước đó, tôi đã sống trong nhiều ngày rơi vào bế tắc, mất đi khát vọng của tuổi trẻ. Tôi luôn cảm thấy chán chường, không biết phải làm gì.
Nhưng cuộc gặp gỡ với anh Ph.D. đã giúp tôi thay đổi. Nhờ có sự giới thiệu của anh Ph.D., tôi đã gặp được Vũ Quý. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân tình, từ đó mà tôi đã tìm ra con đường cho bản thân - con đường đi theo lí tưởng Cách mạng.
Lúc đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Nhìn lại các sáng tác của mình, tôi cũng đã có nhiều bài viết về lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng,… Nhưng chưa có một bài nào viết về cách mạng. Bởi vậy, tôi đã quyết tâm sáng tác một bài hát mới. Nhờ đó, Tiến quân ca ra đời.
Chính anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác Tiến quân ca. Còn anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Chúng tôi đều chung một cảm xúc khi nghe giai điệu của bài hát này.
Nhưng có lẽ, điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ nhất là chỉ trong một thời gian ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Tôi cũng đứng vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Vào ngày 19 tháng 8, ngày cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội, tôi đã được nghe hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào khôn xiết.
Tiến quân ca đã ra đời trong hoàn cảnh đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Sau này, khi Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca, tôi lại càng thêm tự hào, xúc động.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 2
Tiến quân ca - bài hát được chọn làm Quốc ca của đất nước Việt Nam. Nhắc về quá trình sáng tác bài hát này, tôi - tác giả lại không khỏi xúc động, tự hào.
Nhớ lúc đó, tôi còn là một chàng thanh niên. Bạn bè nhận xét tôi là có tài năng, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng hiếm người biết, tôi cũng đã từng có khoảng thời gian mông lung, không xác định được phương hướng cho cuộc đời. Cuộc gặp gỡ với anh Ph.D. đã khiến tôi thay đổi. Qua anh Ph.D., tôi đã gặp lại anh Vũ Quý và có cuộc trò chuyện với anh. Kể từ đó, tôi như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Tôi khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ mà tôi nhận được lại là sáng tác nghệ thuật.
Khi sáng tác “Tiến quân ca”, tôi chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi đã hoàn thành bài hát này.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Tôi nghe thấy giọng anh Ph.D. trên loa phóng thanh.
Tiến quân ca được xuất hiện lần thứ hai là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng. Sau này, Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca, tôi đã rất xúc động và tự hào.
Các bạn thấy đó, Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 3
Tiến quân ca là một trong những sáng tác tâm đắc nhất của tôi. Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cũng như đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời của tôi.
Trong một khoảng thời gian khá dài, tôi đã đánh mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Khi đó, cuộc sống chỉ chìm trong những ngày tháng tuyệt vọng, chán nản. Giữa lúc tôi muốn bỏ cuộc, tôi đã gặp được anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.
Anh Ph.D. đã giới thiệu tôi quen biết với anh Vũ Quý, người đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi lâu năm. Chúng tôi đã có một buổi trò chuyện, với tôi vô cùng quý giá, để từ đó, tôi đã tìm ra hướng đi mới cho bản thân - đi theo cách mạng. Khao khát của tôi là được cùng với đồng đội cầm súng tiêu diệt kẻ thù, nhưng nhiệm vụ của tôi lại là sáng tác nghệ thuật.
Thời điểm đó, khoa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi đã từng sáng tác khá nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… tuy nhiên tôi lại chưa từng viết về cách mạng. Dù vậy, tôi dùng hết tất cả lòng nhiệt thành để sáng tác nên bài hát “Tiến quân ca”.
Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát. Còn anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Cả ba đều vô cùng xúc động.
Tôi không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca. Sau này, khi bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc ca chính thức của nước Việt Nam, tôi càng lấy làm vinh dự và tự hào.
Bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 4
Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - người đã sáng tác ra bài hát “Tiến quân ca”. Bài hát này được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt. Còn với tôi, bài hát đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời, đánh dấu sự kiện tôi tìm ra lí tưởng sống.
Tôi đã từng mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Cuộc sống chỉ chìm trong chán nản và tuyệt vọng. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, sự xuất hiện của anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.
Qua lời giới thiệu của anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý - một người anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Tôi đã có một buổi trò chuyện với anh. Và sau đó, tôi tìm ra được một con đường mới cho mình, đi theo cách mạng.
Lúc đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Nghĩ lại, tôi đã từng sáng tác rất nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… nhưng lại chưa từng viết về cách mạng. Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, tôi đã viết nên những ca từ của bài “Tiến quân ca”.
Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Họ đã tỏ ra vô cùng xúc động.
Lúc đó, tôi cũng không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Cảm xúc của tôi khi đó thật khó diễn tả. Bài Tiến quân ca nổ ra như một trái bom. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca.
Và bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Điều đó khiến tôi không khỏi tự hào khi nhớ về.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 5
Tiến quân ca - bài hát được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam. Và tôi chính là nhạc sĩ Văn Cao - người đã sáng tác bài hát này.
Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, có ý nghĩa trong đại với đất nước. Còn với riêng tôi, nó là một đứa con tinh thần, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi.
Trước đó, tôi đã mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Hằng ngày, cuộc sống chỉ lặp lại trong vòng luẩn quẩn, chán chường. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã xuất hiện khiến cuộc đời tôi thay đổi.
Qua anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý. Anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Sau cuộc nói chuyện với anh, tôi đã tìm ra con đường mà bản thân có thể theo đuổi - con đường cách mạng.
Thời điểm đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi có rất nhiều bài hát viết về lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… Nhưng chưa có một bài nào viết về cách mạng. Vì lẽ đó, tôi đã sáng tác ra Tiến quân ca.
Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Tất cả đều chung một cảm xúc, tự hào và xúc động khi lắng nghe ca khúc này.
Điều khiến tôi không ngờ tới là chỉ sau một thời gian rất ngắn ra đời, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Bài hát thật sự đã gây ra một hiệu ứng lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Vào ngày 19 tháng 8, ngày cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội, tôi đã được nghe hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca.
Ca khúc Tiến quân ca đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Là tác giả của bài hát, tôi không khỏi sung sướng và tự hào.
Kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca - Mẫu 6
Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Mỗi dịp trọng đại của đất nước, lắng nghe giai điệu quen thuộc vang lên, lòng tôi lại cảm thấy sung sướng và tự hào. Có lẽ bởi chính tôi đã là người sáng tác lên ca khúc ấy.
Khi còn trẻ, tôi là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi tôi là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, tôi cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Tôi sống một cuộc đời không ước mơ, không hoài bão. Thật may, tôi đã gặp được anh Ph. D. Qua anh Ph. D., tôi đã gặp lại anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý tôi như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, tôi khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Vậy mà nhiệm vụ tôi nhận được lại là sáng tác nghệ thuật.
Lúc mới bắt tay vào sáng tác “Tiến quân ca”, tôi chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Tôi chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph. D. - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.
Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Trên loa phóng thanh, tôi nghe thấy giọng anh Ph. D.
Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.
Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Thanh TâmThích · Phản hồi · 4 · 25/09/23
- anh bùiThích · Phản hồi · 3 · 26/09/23
- Tiểu ThuThích · Phản hồi · 6 · 27/09/23
-
- Trang BùiThích · Phản hồi · 0 · 20:05 14/10