Toán 6 Bài 5: Góc Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 100, 101 - Tập 2

Giải Toán lớp 6 trang 100, 101 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi khởi động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 5 Góc thuộc chương 6 Hình học phẳng.

Toán 6 Cánh diều tập 2 trang 100, 101 Tập 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 100, 101 Cánh diều sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 Bài 5: Góc Cánh diều

Lý thuyết Toán 6 bài 5: Góc

1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

Kí hiệu:∠xOy; ∠AOB (viết đỉnh ở giữa) hoặc ∠O

2. Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

3. Vẽ góc

Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)

+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước

Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo

Trả lời câu hỏi Toán 6 Bài 5

Hoạt động 1

Hãy vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O.

Gợi ý đáp án

- Ta chấm điểm O trên mặt giấy.

- Vẽ tia Ox, vẽ tia Oy.

Hoạt động 2

a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia Ox và Oy mà chứa đoạn thẳng AB như Hình 72.

b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu.

Gợi ý đáp án 

- Mỗi góc có một số đo.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900

- Góc vuông là góc có số đo bằng 900

- Góc từ là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

Hoạt động 3

Hãy quan sát thước đo góc.

Thước đo góc có dạng nửa hình tròn và được chia đều thành 180 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1o

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo góc xOy trong hình 77a

Gợi ý đáp án

Bước l. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox

Bước 2. Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc. Ở trường hợp này ta thấy Oy đi qua vạch 40 độ nên số đo góc của \widehat {xOy} = {40^0}

Hoạt động 5

Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm, hai kim tạo thành một góc.

Quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các đồng hồ dưới đây và liên hệ với những loại góc mà em đã biết.

Gợi ý đáp án 

Ở lúc 2 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc nhỏ hơn 600.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc nhọn.

Ở lúc 3 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc bằng 900.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc vuông.

Ở lúc 5 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc tù

Ở lúc 6 giờ, kim giờ với kim phút tạo với nhau một đường thẳng (hay là tạo với nhau một góc 1800).

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc bẹt.

Hoạt động 6

Hãy đo các góc xOy, xOz, xOt, xOm trong Hình 82a

Hướng dẫn giải

- Mỗi góc có một số đo.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900

- Góc vuông là góc có số đo bằng 900

- Góc từ là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

Gợi ý đáp án

Đặt thước đo góc như hình

Quan sát vào hình vẽ, ta thấy:

Góc xOy có cạnh Ox trùng với vạch 00, vạch còn lại Oy trùng với vạch có số đo 400 nên \widehat {xOy} = {40^0}

Góc xOz có cạnh Ox trùng với vạch 00, vạch còn lại Oz trùng với vạch có số đo 900 nên \widehat {xOz} = {90^0}

Góc xOt có cạnh Ox trùng với vạch 00, vạch còn lại Ot trùng với vạch có số đo 1300 nên \widehat {xOt} = {130^0}

Góc xOm có cạnh Ox trùng với vạch 00, vạch còn lại Om trùng với vạch có số đo 1800 nên \widehat {xOm} = {180^0}

Vậy \widehat {xOy} = {40^0};\widehat {xOz} = {90^0};\widehat {xOt} = {130^0}.;\widehat {xOm} = {180^0}

Giải bài tập Toán 6 trang 100, 101 tập 2

Câu 1

Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86

Gợi ý đáp án 

Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On

Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM

Câu 2

Đọc tên các điểm nằm trong góc xOy ở Hình 87

Gợi ý đáp án

Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G

Câu 3

Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho m O n ˆ = 50 0

Gợi ý đáp án 

Câu 4

Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho a O b ˆ = 150 0

Gợi ý đáp án

Câu 5

Cho các góc \widehat{B A C}=130^{\circ}, \widehat{D E G}=145^{0}, \widehat{H K I}=120^{0}, \widehat{P Q T}=140^{0}. Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần

Gợi ý đáp án 

\widehat{D E G}=145^{0}>\widehat{P Q T}=140^{\circ}>\widehat{B A C}=130^{0}>\widehat{H K I}=120^{0}

Câu 6

Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong các góc đó.

Gợi ý đáp án 

Câu 7

Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là "góc không". Số đo của góc không 0 0 . Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.

Gợi ý đáp án 

Số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ lần lượt là 150 0 , 90 0 , 60 0 , 0 0

Câu 8

Bạn Hoan tham gia trò chơi tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn Hoan chọn từ "trái", "phải", "vuông", "nhọn", "tù" thích hợp cho [?]

a) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến D

b) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến B.

c) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến E

Gợi ý đáp án 

a) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [vuông], có thể đến D.

b) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến B

c) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến E

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
63
  • Lượt tải: 33
  • Lượt xem: 13.822
  • Dung lượng: 425,8 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo